Cùng nhau chia sẻ

Cùng nhau chia sẻ

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Tại sao việc mắc lỗi, thậm chí gặp thất bại lại quan trong trọng học tập và cuộc sống?


 “Tôi có thể chấp nhận thất bại nhưng không thể chấp nhận việc không thử”.

Michael Jordan
“Đừng đánh giá tôi bởi những thành công mà hãy đánh giá bằng những lần tôi vấp ngã và tiếp tục đứng lên”
Nelson Mandela

Là một giáo viên tiểu học trong 12 năm và bây giờ trở thành mẹ của hai em bé dưới 2 tuổi, tôi đã có rất nhiều cơ hội nhận ra cách mà trẻ mắc lỗi trong lúc học và cách chúng ta có thể sử dụng chính những lỗi đó để giúp trẻ phát triển và tiến bộ hơn một cách tích cực trong quá trình chăm sóc trẻ. Là một giáo viên có 12 năm kinh nghiệm và đồng thời là một người mẹ của hai em bé như thế, bản thân tôi cũng từng mắc những sai lầm khi tôi dạy, học và giao tiếp với trẻ em. Những lần mắc lỗi đã cản trở tôi tạo ra những trải nghiệm học tập tốt nhất cho học trò của mình cũng như có được những kinh nghiệm nuôi dưỡng tuyệt vời nhất cho các con tôi. Tuy nhiên, sau những suy ngẫm về lỗi sai của mình và biết được lý do mà mình mắc phải, tôi đã nhận ra rằng tôi có thể dùng chính những kiến thức mà tôi thu được để làm tốt hơn ở những lần sau.
Thât khó để thừa nhận những sai lầm của mình khi là người cha, người mẹ, đặc biệt đối với con cái của mình, thậm chí với cả người bạn đời. Nhưng quan trọng là mỗi lần mắc sai lầm, ta thừa nhận đó là lỗi của mình và giữ cho riêng mình. Ta che giấu những lỗi lầm, giả vờ như chúng không tồn tại hay đổ lỗi cho người khác, điều đó ngầm gửi đến một thông điệp cho con cái chúng ta rằng những sai lầm và thất bại là những điều đáng xấu hổ, nên phớt lờ và không thể chấp nhận được. Điều này tạo ra một thói quen lo lắng và sợ hãi ở con trẻ, chúng e dè với việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình và thất bại trong việc rút ra bài học.


Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra làm thế nào để nhìn nhận sai lầm một cách  tích cực và cách chúng ta học hỏi từ những sai lầm ấy để trở nên tiến bộ hơn trong cuộc sống của mình và của con cái chúng ta.

Sai lầm chỉ cho ta cách nhận trách nhiệm
Cho phép mọi người nhận ra sai lầm và thất bại của mình hoặc nói về những lần mọi thứ đi “chệch đường tàu” mà chúng ta đã vạch sẵn từ trước hoặc ta đã hi vọng, thể hiện rằng chúng ta có thể nhận trách nhiệm cho những sai lầm ấy. Điều này gửi một thông điệp rõ ràng tới những người quanh ta rằng mọi thứ đều có thể xảy ra ngoài ý muốn và chúng ta hoàn toàn không phải xấu hổ hay ngượng ngùng khi mắc sai lầm. Đối mặt với thất bại bằng lòng tự trọng, chúng ta đã dạy cho con cái mình cách sống chính trực. Chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân chính là chúng ta chấp nhận cái không hoàn hảo của người khác. Điều này là vô cùng quan trọng với trẻ em, đối tượng luôn kiếm tìm tình thương yêu cũng như sự ủng hộ, và trở nên lo sợ sẽ không được chấp nhận bởi chúng thường mắc lỗi hay thể hiện sự không hoàn hảo của bản thân. Nỗi lo sợ mắc lỗi có thể cản trở một đứa trẻ đến nỗi chúng bắt đầu tránh tham gia những hoạt động hay tình huống nhất định, tệ nhất là chúng thậm chí từ chối thử làm bất cứ điều gì vì sợ bị chê cười và gặp phải thất bại. Điều này lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến việc trẻ đánh mất cơ hội thu được những kĩ năng và trải nghiêm quý giá. Bằng chính những sai lầm của mình, ta chỉ ra cho con em mình rằng chúng cũng có thể mắc lỗi, điều đó là bình thường và hoàn toàn có thể chấp nhận được.


Những lỗi sai có thể được sử dụng (qua việc phân tích và đưa ra phản hồi) để giúp chúng ta hiểu ra những hiệu quả và chưa hiệu quả.
Học tập là một quá trình, qua đó chúng ta tạo ra những tiến bộ và phát triển cho đến khi ta đạt được một kỹ năng mong muốn hay đạt tới trình độ cụ thể nào đó. Trẻ em cần biết rằng trên con đường học hỏi, chúng sẽ đối mặt với những thách thức và đôi khi chúng sẽ nản lòng hoặc thất bại. Cho con cái hiểu rằng chúng ta đều có thể học được từ những sai lầm của mình và của người khác là một sự khích lệ lớn dành cho chúng. Trẻ bắt đầu cởi mở và chân thành học hỏi mà không sợ hãi, điều này sẽ giúp cho tính tò mò tự nhiên của chúng có thể tỏa sáng Khi chúng ta khuyến khích trẻ phản ảnh lại các lỗi lầm chính là chúng ta cho trẻ cơ hội nhìn nhận lại những hành động của chính trẻ và lựa chọn của trẻ, giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần có để có những thay đổi tích cực trong cuộc sống riêng và trong học tập. Trẻ bắt đầu học cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc lập hơn. Sau đó trẻ trở nên tự tin hơn khi va chạm những tình huống mới và những thử thách bởi vì trẻ đã có các cơ hội giải đáp những điều trẻ thắc mắc, những trải nghiệm của riêng mình và của những người khác. Những cách đó đã hỗ trợ và nuôi dưỡng những trải nghiệm của trẻ.  Đây là một món quà quý giá mà chúng ta mang đến cho trẻ (trẻ học nhiều điều qua việc quan sát người lớn và những hành động của người lớn) để trẻ có cơ hôi nhìn người lớn mắc sai lầm và cho trẻ thấy được rằng không có gì đáng xấu hổ khi mình mắc sai lầm.

Những sai lầm dạy chúng ta chấp nhận chính bản thân mình và những người xung quanh.
Lỗi sai giúp chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi của mình và hiểu được những nhược điểm của mình. Những sai lầm cho phép ta học hỏi từ bản thân và những người khác. Bằng cách thừa nhận những sai lầm của mình, chúng ta trở nên thấu hiểu và khoan dung hơn với lỗi lầm của người khác. Chúng ta trở nên tử tế, đồng cảm hơn và có thể sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Ta bắt đầu chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết một cách không xét nét và nhận ra ta có thể nhận những ý tưởng và gợi ý của người khác một cách dễ dàng hơn cũng như tự tin đưa ra những đề xuất của mình để tiến bộ hơn. Trẻ em bắt đầu hợp tác và làm việc cùng nhau, hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. Chứng kiến cha mẹ làm mẫu là điều thiết yếu đối với trẻ để chúng có thể bắt chước lại. Bằng cách cho con thấy được bạn hợp tác khi làm việc cùng người khác, thừa nhận những cách khác nhau để tiếp cận vấn đề hoặc thử thách và không e sợ những phản ứng của mọi người khi mình mắc lỗi, bạn dạy cho con cách chấp nhận bản thân và người khác. Bạn cho con những “bí kíp” để có thể tự tin nêu quan điểm cũng như tiếp thu những điều tốt của người khác và áp dụng nó vào trường hợp của bản thân một cách hiệu quả nhất.

Những sai lầm cho chúng ta thấy cách sống mà chúng ta lựa chọn cho cuộc đời mình.
Những sai lầm dạy chúng ta cách gắn kết với cuộc sống và nhận ra cuộc đời ta thiếu sót những gì. Qua việc sở hữu những sai lầm của chính mình, chúng ta bắt đầu nhận ra mình cần gì để vượt qua hậu quả của những sai lầm đó và tạo ra những thay đổi cho phép chúng ta sống theo cách mà mình có thể tự hào và hài lòng về bản thân. Trẻ em không khác gì với chúng ta, chúng không thích những cảm giác tiên cực có liên quan tới những lỗi sai và thất bại. Dạy cho trẻ cách nhận lấy những cảm giác này và và dùng chúng để tạo ra những thay đổi tích cực là một kỹ năng có giá trị tuyệt vời để truyền đạt. Thành công trong việc học từ những thất bại có thể tạo ra một năng lực vượt trội. Theo cách này, những sai lầm cho chúng ta cơ hội để truyền cảm ứng cho người khác. Với việc chỉ ra cho con mình thấy chỗ bạn mắc sai lầm, bạn đang khuyến khích chúng tìm ra giải pháp và những cách tiếp cận mới với những thiếu sót và sai lầm. Tụi trẻ sẽ hứng thú với thử thách mà bạn cho rằng cực kì khó khăn. Chúng sẽ được truyền cảm hứng để đối mặt với việc phân tích vấn đề và khó khăn, tìm ra những cách vượt qua thử thách một cách sáng tạo. Chỉ cho trẻ thấy rằng có thể “thua keo này ta bày keo khác” là một trong những bài học quan trong nhất trong cuộc sống mà bạn có thể chia sẻ. Khuyến khích trẻ không từ bỏ, luôn theo đuổi và bền chí là cực kỳ quan trọng đối với khả năng kiên trì của trẻ và để chúng có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra cho bản thân.

Để thừa nhận những sai lầm cần có sự khích lệ, để học từ những sai lầm đòi hỏi sự sáng suốt và để tạo ra những thay đổi như một lời đáp lại những sai lầm thì cần có thời gian. Phần thưởng cho những nỗ lực này không chỉ là bạn có thể nhận ra những tiến bộ của con cái mà còn trở thành một phần tích cực trong quá trình học tập và phát triển của chúng, đồng thời tạo ra những thay đổi tốt cho cuộc sống của mình. Bạn và con cái sẽ có sự tin cậy lẫn nhau và văn hóa “không đổ lỗi” giúp cho trẻ thêm tự tin, độc lập và phát triển những kỹ năng.

   Cô Alice Fraser – Thành viên của Nhóm Cùng Nhau Chia Sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét