Cùng nhau chia sẻ

Cùng nhau chia sẻ

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

BẠN CÓ DÁM ĐỂ CHO TRẺ LÀM SAI?

Tôi đọc được tâm sự của một bạn trẻ như thế này:

‘Bạn sợ nhất điều gì trong cuộc sống?
Với tôi, có một nỗi sợ vô hình, được hình thành từ khi tôi biết nhận thức cho đến khi tôi trưởng thành, đó là SỢ SAI – SỢ MẮC LỖI.
Khi tôi còn bé, tôi sợ tôi làm sai với điều người lớn nói. Câu cửa miệng của người lớn là “Không được…”. Vì thế, mỗi lần tôi làm trái với cái điều “không được ấy” nghĩa là tôi đã sai. Sẽ luôn có những hệ lụy từ việc tôi làm sai nhẹ thì bị la mắng, “Sao con hư vậy?” “Sao con không biết nghe lời?” nặng thì bị phạt quỳ, phạt úp mặt vào tường, nặng hơn nữa là bị đánh… Vì vậy, cố gắng làm đúng lời người lớn là điều khôn ngoan nhất khi đó tôi có thể. Khi đó, người lớn sẽ nói rằng tôi “NGOAN”.
Khi thực sự trưởng thành, tôi phát hiện ra không chỉ một mình tôi sợ sai. Ba mẹ tôi cũng sợ sai, thầy cô của tôi cũng sợ sai, bạn bè và cả xã hội đều sợ sai. Mọi người tìm cách giấu đi cái sai của mình. Mọi người sợ bị vấp ngã. Mọi người sợ mình khác người.’

Bạn đã bao giờ thấy rằng bản thân mình cũng ít nhiều có nỗi sợ đó? Nhất là thời đi học, khi mà mọi yêu cầu của giáo viên như là mệnh lệnh, chỉ được răm rắp làm đúng và tuân theo chứ đừng dại dột thử nghiệm cái khác rồi lại ‘sai bét’! Chẳng hạn như, giải bài toán có lời văn, nhất thiết phải là lời giải, phép tính và thậm chí ghi đáp số theo mẫu; thế mới gọi là ‘chuẩn’! Cứ như vậy, bao nhiêu con người lớn lên trong nền giáo dục như thế và mang nỗi sợ vô hình như thế!

Có lẽ vì điều này đã hằn sâu vào nếp sống của bao nhiêu thế hệ người Việt mà giờ đây, khi chính chúng ta đã là những bậc cha mẹ, đôi lúc, chúng ta vô tình tạo nên nỗi sợ đó cho con cái mình. Một đứa trẻ giải bài toán bị sai, phản ứng chung của nhiều người sẽ là gì? – ‘Trời ơi! Sai rồi! Sao lại làm như thế? Tẩy đi làm lại ngay!’ hoặc kiểu như ‘Đã bảo là phải làm như thế này mà! Sao không nghe theo hả?’ …

Thay vào đó, thử nghĩ xem, nếu chúng ta phản ứng khác đi một chút, kiểu như ‘Ồ, con đã thử làm cách này, hay đấy! Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu con kiểm tra lại bài và tìm thêm cách khác!’ thì đứa trẻ sẽ cảm thấy như thế nào? Trẻ sẽ nhận ra rằng công sức và sự cố gắng của bản thân được người khác công nhận. Và một vấn đề sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nếu sai thì sẽ thử cách khác, ít nhất là mình đã tìm ra một cách không đúng để tránh lặp lại lỗi đó.

Bạn nhỏ này chưa từng thích các môn thể thao bao giờ, nhưng đã không có chọn lựa vì biết trượt băng ở miền lạnh cũng giống như phải biết bơi ở vùng biển. Biết là khó khăn và mặc dù là trải nghiệm mới, không phải là thế mạnh nhưng bạn ấy vẫn cố gắng hết sức mình. Lớp học đầu tiên trôi qua tưởng chừng như ‘dài hơn thế kỉ’; vậy mà bạn ấy vẫn kiên trì đến lớp thứ hai… Sau nhiều lần mắc lỗi, bạn càng tự tin hơn; tiến bộ hơn và cảm thấy thoải mái hơn mặc dù biết rằng mình 'vẫn chưa giỏi'.
Sự nỗ lực và tự tin của bạn nhỏ này thật đáng khen nhỉ? 



Tôi cũng là một người làm trong ngành giáo dục, nhiều lúc thấy học trò mình viết sai lỗi chính tả, tính toán nhầm lẫn, cũng ‘sốt ruột’ lắm, bực bội lắm… nhưng vẫn tự dặn lòng mình hãy để cho các con bị sai, chấp nhận những cái sai một cách nhẹ nhàng để con có thể tự tin và cảm thấy thoải mái với lỗi lầm.

Tôi tin rằng mỗi ông bố, bà mẹ hay bất kể người lớn nào đều có những cách hiệu quả riêng để giáo dục trẻ học tập từ sai lầm. Điều quan trọng là khi con trẻ làm sai, con không sợ sệt, lo lắng, thậm chí là hoảng loạn… mà thay vào đó, con bình tĩnh và tìm cách giải quyết! 

Còn bạn, bạn thường phản ứng như thế nào với trẻ nếu trẻ làm sai? 

                                                                                              ___ TH__ 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Why making mistakes and even failure are important in learning and in life

“I can accept failure, but I cannot accept not trying”
Michael Jordan

‘’Do not judge me by my successes but by how many times I fell down and got back up again”
Nelson Mandela

As a primary school teacher for 12 years and now a mum of two children under the age of two, I have had many opportunities to witness the way in which children make mistakes whilst learning and how we can use those mistakes positively, to help develop and progress the children in our care.  As a primary school teacher for 12 years and now a mum of two children under the age of two, I have myself made mistakes in the way in which I have approached teaching and learning opportunities and communicated with children.  These mistakes at times have hindered me in my efforts to provide the best learning experiences for the children I teach or the best nurturing experiences for my own children.  However, on the occasions that I have been able to reflect upon these mistakes and understand why I made them I have found that I can use the knowledge gained to my advantage in order to make future improvements.
As parents it can be difficult to admit our mistakes, especially to our children, or even our peers. But once made mistakes are important to acknowledge and own.  Hiding from our mistakes, pretending they didn’t happen, or blaming others sends a message to our children that mistakes and failure are things to be ashamed of, brushed aside and not acknowledged.  This breeds a culture of fear and worry, where our children are afraid to take responsibility for their actions and then fail to use them to learn from.
Here I want to outline how mistakes can be positive and how we can use mistakes to make progress in our lives and the lives of our children:
Mistakes show us how to take responsibility. Allowing other people to witness our failures and mistakes or talking about times when things haven’t gone the way we planned or hoped for, shows that we can take responsibility for these mistakes.  This sends a clear message to those around us that it is ok for things to go wrong and that we do not have to be ashamed or embarrassed when they do. By handling failure with dignity we are teaching our children how to live with integrity. To be able to accept your own imperfections is to allow others to be imperfect too.  This is hugely important for children, who constantly seek our love and approval and become anxious if this approval is jeopardized, perhaps by them making a mistake or appearing less than perfect. The fear of making a mistake can be paralyzing for children, so much so that they begin to avoid certain situations or activities, or worst of all decide not to even try something for fear of ridicule and failure.  Over time this can lead to children missing out on a wide range of opportunities to gain valuable skills and experiences. By owning our mistakes we are showing children that they too can make mistakes, and that this is normal and completely acceptable.
Mistakes can be used (through analysis and feedback) to help us understand what works, and what doesn't. Learning is a process, through which we make improvements and progress until we acquire a desired skill or attain certain knowledge.  Children need to know that along the way of their learning journey they will face challenges and sometimes they will falter or fail.  Showing our children that we can learn from our mistakes and the mistakes of others is hugely empowering for them.  They begin to learn without fear, with an openness and honesty that allows their natural curiosity to shine through.  Talking children through situations where mistakes have occurred (yours or theirs) and highlighting ways in which you or they could make changes and improvements is integral to your child’s ability to become a confident and independent learner. When encouraging reflection upon mistakes you are allowing children a chance to reconsider their own actions and choices and helping them to develop the tools they need to be able to make positive changes in their own lives and learning.  They begin to problem solve more creatively and more independently.  They then become more confident when approaching new situations or challenges because they have had opportunities to safely question their own approaches and the approaches of others in a way that is supportive and nurturing.  It is truly a great gift to offer your children (they learn so much through observing you and your actions) to allow them to see you as fallible and for them to see that for you making a mistake is not something to be ashamed of.
Mistakes teach us about acceptance, of ourselves and others. Mistakes help us face our fears and understand our shortcomings. Mistakes allow us to learn about ourselves and others. By admitting that we ourselves make mistakes we become more understanding and tolerant of the mistakes of others.  We become kinder, more empathetic and more able to help and support others.  We begin to share experiences and understanding in a way that is non-judgmental and find we can both take on the ideas and suggestions of others more easily and offer our own suggestions for improvements with confidence.  Children begin to cooperate and work together, supporting and learning from each other.  Seeing their parents’ model this type of behavior is vital to children’s ability to replicate it.  By allowing your child to see you work collaboratively with others, accepting different ways of approaching problems or challenges and not fearing the reactions of others should you make a mistake, you are showing your child how to accept themselves and others.  You are giving them the tools they need to be able to offer opinions confidently and also how to be able to acknowledge the good practice of others and use it for their own benefit.
Mistakes show us how we want to live our lives. Mistakes teach us to fully engage in our lives and to realize what our lives may be lacking. Through the ownership of our mistakes we begin to see what it is that we need in order to overcome the results of these mistakes and make changes that allow us to live in a way that we can be proud of and satisfied with. Children are no different to us, they do not like the negative feelings associated with mistakes and failure.  Teaching children to embrace these feelings and use them to make positive change is an extremely valuable skill to impart. Learning that from failure success can be born is extremely empowering.  In this same way mistakes give us opportunities to inspire others, by showing your child where you went wrong, you are encouraging them to find solutions and new approaches to shortcomings or errors. Children will be excited by the challenge of being able to do something you have shown them is difficult.  They will be inspired to come up with their own interpretations of problems and difficulties and to find creative ways to surmount challenges.  Showing children in a practical way that ‘if at first you don’t succeed, try again’, is one of the most important life lessons you can share.  To encourage children not to give up, to be persistent and tenacious is massively important in terms of their ability to persevere in life and achieve the goals they set for themselves.
Admitting to mistakes takes courage, learning from mistakes takes insight, making changes as a response to mistakes takes time. The reward for this effort is not only to witness your child’s progress but to be an active part of their learning and development, whilst at the same time making positive changes in your own life. Together you and your children will become a team, where there is a mutual trust and ‘no blame’ culture that allows for the growth of their confidence and independence and the development of their skills.
                                                                     By Alice Fraser
_________________________________
My name is Alice Fraser, I am currently a stay at home mum as I have a son, 22 months old and a daughter 5 months old. Up until having my children I was a primary school teacher and have taught in a number of contexts around the world. I began my career in the UK, working mainly in the early year and lower primary setting. I was a member of the senior leadership team and specialized in Assessment. My next posting was to Vietnam, where I worked for BIS and BVIS in a teaching, leadership and training capacity. I truly loved my time in HCMC and became a better teacher through my experiences there. Currently I live in Australia, where I taught in a school for very special and high need pupils, prior to having my children. As a mum I'm still learning, and it is possibly the hardest learning journey of all. The responsibility we have to guide and raise our children to the best of our abilities is huge but it is an honor and a privilege to be a parent to my amazing kids!

Tôi tên là Alice Fraser.  Hiện tại tôi ở nhà ‘chăn’ 2 nhóc nhỏ, 1 bé trai 22 tháng và một bé gái 5 tháng tuổi. Trước khi nghỉ ở nhà làm nhiệm vụ của người mẹ, tôi là giáo viên tiểu học và đã dạy ở nhiều trường học, địa điểm khác nhau trên thế giới.  Tôi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy ở Anh Quốc, dạy phần lớn các em lứa tuổi mầm non và các lớp đầu bậc tiểu học.  Tôi đã tham gia đội ngũ lãnh đạo quản lí của trường và chuyên về đánh giá hiệu quả của việc dạy và học.  Sau đó, tôi tự thử thách mình với nhiều vị trí khác nhau như là giáo viên, quản lí và đào tạo cho Nhóm trường BIS/BVIS chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.  Tôi vô cùng yêu thích những năm tháng làm việc ở Việt Nam và qua quá trình cọ sát, chuyên môn sư phạm của tôi ngày càng vững vàng hơn.  Hiện tại tôi đang sống ở Úc cùng chồng và 2 con nhỏ.  Trước khi sinh con, tôi có dạy cho những trẻ cần sự hỗ trợ đặc biệt.  Tôi vẫn đang không ngừng học để làm tốt vai trò người mẹ và có thể đây là hành trình học tập thách thức nhất của tôi. Là bố mẹ, chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn và nuôi dưỡng con của mình trong khả năng tốt nhất có thể.  Trách nhiệm thật nặng nề nhưng tôi luôn cảm thấy vinh dự và diễm phúc được làm mẹ của 2 đứa con tuyệt vời!


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

BẠN SỢ NHẤT ĐIỀU GÌ TRONG CUỘC SỐNG NÀY?

Ma ư?
Hay là một con vật hung dữ nào đó?
Hay người xấu – kẻ giết người, kẻ cướp, kẻ trộm?
Với tôi, có một nỗi sợ vô hình, được hình thành từ khi tôi biết nhận thức cho đến khi tôi trưởng thành, đó là SỢ SAI – SỢ MẮC LỖI.

Khi tôi còn bé, tôi sợ tôi làm sai với điều người lớn nói. Câu cửa miệng của người lớn là “Không được…”. Vì thế, mỗi lần tôi làm trái với cái điều “không được ấy” nghĩa là tôi đã sai. Sẽ luôn có những hệ lụy từ việc tôi làm sai nhẹ thì bị la mắng, “Sao con hư vậy?” “Sao con không biết nghe lời?” nặng thì bị phạt quỳ, phạt úp mặt vào tường, nặng hơn nữa là bị đánh. Hồi ấy, tôi còn bé, tôi không hiểu vì sao mình không được nói thế này, không được làm thế nọ nhưng tôi biết khi làm sai tôi sẽ bị những gì. Và trẻ con như tôi sẽ không bao giờ dám hỏi “Vì sao?” bởi câu trả lời luôn là “Sao hỏi nhiều thế?”. Vì vậy, cố gắng làm đúng lời người lớn là điều khôn ngoan nhất khi đó tôi có thể. Khi đó, người lớn sẽ nói rằng tôi “NGOAN”.

Khi tôi đi học, tôi biết khi làm sai còn nhiều điều khủng khiếp hơn chờ đợi tôi. Ngày ấy, lớp một, tôi viết chữ xấu kinh khủng. Mỗi lần tôi viết sai, viết xấu là tôi lại lén lút nhìn cây thước gỗ trong tay cô giáo tôi. Dù rằng cô đánh không quá đau, nhưng trẻ con thì luôn sợ bị đòn. Đau không phải là khi cây thước chạm vào tay mà đau là khi phải chờ đợi, phải lo sợ rằng cô giáo sẽ đánh mình bằng cây thước ấy. Nhưng tôi luôn luôn mắc lỗi, luôn luôn viết sai, luôn luôn có vết lem lấm trong vở. Tôi không biết phải làm thế nào mới viết sạch, viết đẹp, tôi không hiểu sao lại cần viết sạch viết đẹp, không ai chỉ cho tôi làm cách nào để không làm lấm mực ra vở, hay làm cách nào để không viết sai. Mỗi khi tôi làm sai, tôi sẽ bị nêu tên trước lớp, bị chê cười “Cả lớp hãy xem cách làm của bạn này, cô đã nói bao nhiêu lần rồi mà vẫn làm sai, các bạn khác không được như vậy nghe chưa?” hoặc “Sao em mãi không tiến bộ vậy, não em làm bằng cái gì vậy hả?”. Tôi có anh chị, và điều tồi tệ hơn tôi sẽ được nghe là “Sao anh chị em học giỏi vậy mà em thì…?”.

Hết tiểu học, lên cấp hai, tôi là một hình mẫu của học sinh ngoan. Đồng phục đầy đủ, đi học đúng giờ, chép bài đầy đủ, giơ tay khi thầy cô hỏi, học thuộc bài trước khi đến lớp - nhìn từ bên ngoài tôi là một hình mẫu thành công của giáo dục. Tôi, giống như tất cả các học sinh ngoan khác, không có gì khác biệt. Tôi, là một cái bánh, như rất nhiều cái bánh khác, được đúc ra từ một chiếc khuôn giống nhau. Và chúng tôi luôn luôn sợ sai. Vì sợ sai chúng tôi không bao giờ tranh cãi hay nêu ý kiến với thầy cô mình. Thầy cô luôn luôn đúng – kể cả khi họ sai. Tôi luôn lo sợ giải sai một bài toán, viết sai một câu văn. Mỗi lần như vậy tôi cảm thấy mình thật xuẩn ngốc, thật đáng chê cười. Tôi hoặc không làm sai, hoặc tìm mọi cách giấu đi cái sai của mình. Tôi sống trong một áp lực, sợ sai, sợ bị chê cười, sợ bị phạt. Tôi giấu đi những mong muốn của bản thân nếu điều đó đi ngược lại điều thầy cô và ba mẹ tôi mong muốn – vì như vậy là sai.

Lên cấp ba, nỗi sợ ấy càng lớn hơn bao giờ hết. Có một gánh nặng đặt lên vai tôi, không bao giờ được làm sai vì nếu sai ba mẹ sẽ buồn, mọi người sẽ chê cười không chỉ một mình tôi mà cả gia đình tôi. Thế là như bao nhiêu học sinh khác, tôi gồng mình lên học sao cho “toàn diện” tất cả các môn, hành xử sao cho thật là “ngoan”. Rồi tôi sợ thất bại, mỗi lần không được danh hiệu này, danh hiệu nọ tôi cảm thấy bản thân mình không có một chút thông minh hay tài năng nào cả. Hồi ấy, tôi học không tốt các môn tự nhiên, nhưng các thầy cô và ba mẹ tôi và tất cả mọi người thì đánh giá rất cao các môn học này. Tôi luôn cảm thấy căng thẳng trong giờ toán, tôi sợ bị gọi lên bảng giải bài tập, sợ các giờ kiểm tra môn toán, sợ phải trả lời câu hỏi của thầy cô toán trong giờ học. Đơn giản vì tôi thường sai, sai thì tôi sẽ bị mắng, bị điểm kém. Kết quả không cao nghĩa là thất bại. Tôi sống trong mặc cảm của một đứa thất bại suốt những năm trung học. Và không chỉ một mình tôi là một kẻ thất bại!

Khi thực sự trưởng thành, tôi phát hiện ra không chỉ một mình tôi sợ sai. Ba mẹ tôi cũng sợ sai, thầy cô của tôi cũng sợ sai, bạn bè và cả xã hội đều sợ sai. Mọi người tìm cách giấu đi cái sai của mình. Mọi người sợ bị vấp ngã. Mọi người sợ mình khác người.

Những đứa trẻ thế hệ sau cũng giống như tôi, sống trong nỗi sợ hãi rằng “có phải mình đã sai?” “mọi người sẽ chê cười mình nếu mình sai”. Chúng tôi sống rụt đầu, rụt cổ. Chúng tôi không bao giờ đưa ý kiến. Chúng tôi không bao giờ bảo vệ hay đứng về số ít. Chúng tôi không dám vấp ngã, không dám chớp lấy cơ hội vì sợ rằng sẽ thất bại. Chúng tôi chọn con đường an toàn trong cuộc đời vì đó là con đường không sai, con đường ai cũng tán thành. Chúng tôi đánh mất tự tin vào bản thân. Chúng tôi không khám phá điều mới. Chúng tôi bước theo những lối mòn. Chúng tôi không tiếp nhận điều gì đó khác với mẫu số chung.

Rồi có lẽ, chúng tôi lại giáo dục cho con cái của chúng tôi những điều chúng tôi đã được dạy rằng “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SAI”.

Liệu rằng điều chúng tôi đã và đang làm là cách giáo dục đúng đắn?

Một đứa trẻ sẽ phát triển như thế nào nếu nó không bao giờ hoài nghi?
                                                         
                                                                                                              Nghé Con
                                                                                                           Tháng 10, 2015