Nguyễn
Trần Nghi Tuệ
Càng
lúc càng có nhiều bạn trẻ du học ở nước ngoài hoặc muốn ‘xách ba lô lên và đi’
khám phá thế giới rộng lớn xung quanh.
Trường học, thầy cô giáo, và ngay cả bố mẹ luôn nhắc trẻ nhỏ, thanh
niên, sinh viên và các bạn trẻ tầm quan trọng của việc mở rộng trái tim cảm nhận
các văn hoá, tập tục và góc nhìn khác nhau.
Và một trong những cánh cửa dẫn đến con đường học hỏi và tiếp nhận các nền
văn hóa chính là ngoại ngữ.
Phần lớn chúng ta tiếp
xúc với ngoại ngữ vào những năm cuối tiểu học hoặc ở nhiều nơi là trung học. Thậm
chí có những người mãi lên cao đẳng, đại học mới thực sự bắt đầu. Chúng ta nhớ
lõm bõm vài từ, dăm ba câu quen thuộc làm vốn.
Ngoại ngữ đấy có bao giờ ‘cắm rễ’ vào bạn không? Hay sau chuyến đi Nhật
ngắn ngủi, chuyến đi Singapore chóng vánh, chuyến đi Pháp như chạy… não của bạn
cũng nhanh chóng bỏ rơi những ngoại ngữ vừa kịp làm quen nhưng không đủ để ‘ngấm’
này?
Theo
các nghiên cứu mới nhất, tiếp xúc sớm với ngoại ngữ đem lại nhiều lợi ích cho
trẻ. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng
3 tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu ‘hưởng lợi’ từ việc tiếp xúc với những ngôn ngữ
khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ. Lúc này, não của trẻ có thể tiếp nhận ngoại ngữ với
tốc độ được ví như nước thấm vào miếng mút, cực nhanh và cực dễ dàng. Hơn hết,
học ngoại ngữ sớm giúp trẻ phát âm chuẩn hơn là học ngoại ngữ muộn. Ngữ pháp và
cách hành văn cũng sẽ đến một cách tự nhiên hơn.
Có rất
nhiều lợi ích mang lại từ việc học ngoại ngữ sớm, ở đây tôi sẽ đưa ra 5 lợi ích
mà tôi cho là ‘đỉnh’ nhất (xin lưu ý, ở đây tôi lấy mặt bằng chung chứ không
bàn riêng về một đứa trẻ nào):
1.
Kết bạn
với ‘ngôn ngữ’ dễ dàng
Khi trẻ tiếp cận với ngoại
ngữ sớm, trẻ sẽ học ngoại ngữ nhanh hơn, chính xác hơn so với việc tiếp cận ngoại
ngữ khi đã lớn hơn. Các nghiên cứu về
não đã cho thấy ở tầm 3 tuổi, não sẵn sàng cho việc học ngoại ngữ. Sự trôi chảy, lưu loát sẽ được đạt khá dễ
dàng, nhanh chóng, và thường đi kèm với phát âm chuẩn.
Trẻ từ 8-12 thường sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp thu một ngoại ngữ mới. Lí do chính là vì ở tuổi này, trẻ mất dần khả
năng nghe và bắt chước các âm so với các trẻ nhỏ tuổi hơn. Chỉ là tốc độ ‘thẩm thấu’ ngoại ngữ chậm hơn,
mất nhiều thời gian hơn chứ không có nghĩa là không thể, và không có khả năng học
tốt.
2.
Lợi
ích về nhận thức
Nghiên cứu chỉ ra rằng, học ngoại ngữ không những giúp cho trẻ
biết thêm một ngôn ngữ mới mà còn giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn. Một số lợi ích về nhận thức mà học ngoại ngữ
mang lại là:
· Nhận thức ‘ấn định đồi tượng’ / object
permanence – mọi vật không bị mất ngay cả nếu ta không thấy chúng. Với trẻ còn nhỏ, các con thấy vật bị giấu đi
thì nghĩ là vật đó không hiện hữu. Ở các
trẻ học ngoại ngữ sớm, các con phát triển nhận thức này sớm hơn so với các bạn
chưa được tiếp cận với ngoại ngữ.
·
Kĩ năng giải quyết vấn đề tốt hơn
·
Kĩ năng suy nghĩ lo-gic tốt hơn
·
Sáng tạo hơn
·
Suy nghĩ linh động hơn
·
Khả năng ghi nhớ tốt hơn
·
Kĩ năng làm và quản lí nhiều việc cùng một
lúc siêu hơn
3.
Thành
tích học tập cao hơn
Trẻ
có thể sử dụng lưu loát 2 ngôn ngữ hay nhiều hơn sẽ được ‘thừa hưởng’ những cái
‘tốt hơn’ liệt kê ở mục 2. Những cái ‘tốt hơn’ này sẽ giúp trẻ có thành tích học
tập cao hơn, nhất là khi so sánh kết quả của các bài thi. Có một số người nghĩ rằng, quá trình học tiếng
mẹ đẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ được học ngoại ngữ sớm quá. Thật ra thì chúng ta phải tin vào điều ngược
lại, quá trình học ngoại ngữ sẽ bổ trợ và nâng cao khả năng học ngôn ngữ mẹ đẻ. Có thể thời gian đầu khi trẻ học 2 ngôn ngữ
cùng một lúc, trẻ tiến triễn chậm hơn nhưng nhìn đường dài, thì trẻ sẽ vững cả
2 ngôn ngữ trong thời gian ngắn hơn là học từng ngôn ngữ một.
4.
Làm
giàu vốn liếng văn hoá
Những người biết thêm 1 hoăc nhiều hơn 1 ngoại ngữ sẽ có cơ hội
mở nhiều cánh cửa mới hơn trong cuộc sống. Thế hệ song ngữ, đa ngữ này có khả
năng tiếp cận tài nguyên, con người, nơi chốn và các thứ khác trong khi những
người biết một ngôn ngữ chỉ có thể ‘chạm vào’ trong mơ. Xác suất tìm việc làm
cũng sẽ cao hơn, các chọn lựa sẽ phong phú hơn khi bạn có thể nói lưu loát 1 hoặc
vài ngoại ngữ nào đó. Không những thế,
kiến thức và trải nghiệm về đất nước và con người liên quan đến ngoại ngữ bạn học
sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng hơn, có cái nhìn tổng thể hơn về cuộc sống, con
người, văn hoá và thế giới xung
quanh.
5.
Đóng
góp cho xã hội nhiều hơn
Bạn đã bao giờ có ý
nghĩ muốn con bạn góp phần thay đổi, làm thế giới này tốt đẹp hơn chưa? Hẳn là có không ít ông bố bà mẹ đôi lần liên
tưởng đến hoài vọng này cho con mình. Chúng ta nuôi những giấc mơ và hoài bão lớn
cho những đứa con thân yêu của chúng ta – không phải chỉ mơ con mình thành đạt,
hạnh phúc mà chúng ta còn hi vọng con cái của chúng ta có thể cống hiến cho xã
hội và thế giới rộng lớn ngoài kia.
Trong bài viết của Kathleen M. Marcos, cô có đưa ra ví dụ là các nhà
kinh doanh thành công hơn trong các thương vụ của mình nếu lưu loát ngôn ngữ và
biết rõ văn hoá bản địa. Còn nữa, giáo
viên, nhân viên y tế, v.v.. có khả năng gần gũi tốt hơn với đối tượng họ phục vụ
và từ đó đưa ra các hỗ trợ đúng thời điểm và hiệu quả hơn.
Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà
không tạo cơ hội cho con mình tiếp xúc với ngoại ngữ sớm? Nếu con đã qua ngưỡng vàng 3-8 tuổi thì cũng đừng
quá lo lắng và nuối tiếc. Hãy đặt niềm
tin ở trẻ và tin rẳng con trẻ đã, đang và sẽ cố gắng hết khả năng của
mình. Là phụ huynh, còn gì tuyệt vời hơn
khi biết con mình thực sự nỗ lực học… vậy là đủ làm cho cha làm mẹ hãnh diện rồi. Đấy là chúng ta công nhận quá trình cố gắng của
con chứ không chỉ chăm bẳm vào kết quả cuối cùng bởi chính chúng ta cũng đâu
thích người ta so sánh bản thân với người khác, phải không nào?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét