Cùng nhau chia sẻ

Cùng nhau chia sẻ

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

KHI BỐ MẸ VÀ CÔ CÙNG TÍCH CỰC

Tôi là giáo viên Tiểu học, cũng đã đi dạy được vài năm. Ngày nào đi dạy cũng ‘có chuyện’, vui có, nhiều lúc buồn cũng có! Chuyện với học trò thì vô kể. Trẻ con mà, ti tỉ thứ trên đời, thế nên lúc nào tôi cũng ‘lắm chuyện’. Sau một thời gian đứng lớp, tôi hiểu rằng, là giáo viên, công việc của mình không chỉ gắn với học trò, mà còn thực sự liên kết chặt chẽ với phụ huynh. Chuyện là thế này.

Có một phu huynh lớp tôi rất lo lắng về tình hình học tập của con. Phụ huynh ấy thường tranh thủ đưa con đi học và kể với tôi về tình hình của con ở nhà. Nào là con mất tập trung, con bướng, con không cố gắng, con không nghe lời… Mỗi lần học với mẹ, mẹ không chịu được, mẹ mắng, thậm chí lấy thước gõ vào tay… chỉ được một lúc rồi lại đâu vào đấy, con vẫn thế. Nói tóm lại là mẹ không dạy con được. Khi con đi học đàn, học thêm ở một lớp khác, các cô giáo khác cũng than phiền như thế! Mẹ không biết phải làm như thế nào nữa.

Chị chia sẻ với tôi vài lần và thực sự tôi thấy được sự hoang mang của một người mẹ.
Tôi cũng khá bối rối bởi bạn nhỏ này ở trường thì hoàn toàn ngược lại. Bạn ấy rất cố gắng và hợp tác với cô, với bạn. Nhưng nếu tôi nói thế, chưa chắc chị phụ huynh ấy đã tin!

Tôi bắt đầu chia sẻ với chị nhiều hơn về con ở trường và về những cách mà tôi làm ở lớp.
Là nhìn vào sự cố gắng của con và sự nỗ lực mà con thể hiện.
Là dùng những từ ngữ tích cực để khuyến khích con. 
Là tránh chê, tránh phủ nhận những gì con đã làm. 
Tôi kể với chị về cách khen con, sau đó là những phần thưởng nhỏ nhỏ và những phản ứng của con. Thực sự là tôi đã rất kiên trì và cố gắng, chỉ mong phụ huynh ấy sẽ biết được và thử ít nhất một lần không mắng con mà sẽ khen con khi hai mẹ con học cùng nhau. Sau một học kì, trong buổi họp phụ huynh, chính chị đã gặp tôi và nói rằng cách của cô có tác dụng. Chị đã bắt đầu nói với con ‘Con trai của mẹ giỏi quá!’hay khi con làm toán bị nhầm, ít nhất chị không còn mắng con nữa và bảo con thử lại… Cậu học trò cũng đã có lần kể với tôi là hôm qua con được mẹ khen và mẹ thưởng…

Tôi nghe chị phụ huynh và cậu học trò kể mà mừng quá, vì những chia sẻ của mình đã được một người lớn thử. Điều làm tôi thực sự vui là chị đã thay đổi và nhìn thấy tác dụng của việc cư xử tích cực với con. 

Tất nhiên, về cách tương tác với trẻ, không chỉ chị phụ huynh ấy, mà tôi, còn phải học rất nhiều. Làm thế nào để khen con, khuyến khích con, học cùng con, chơi cùng con… một cách hiệu quả, tôi chưa dám chắc là mình biết rõ và chưa dám khẳng định với phụ huynh là cách của mình đúng. Thế nhưng, rõ ràng, khi phụ huynh và cô giáo trao đổi với nhau, hơp tác với nhau để cùng dạy con, tôi tin chắc rằng điều đó sẽ có tác dụng. Và những gì người lớn làm, cuối cùng cũng sẽ là ở con trẻ mà nhỉ!

 TH – Thành viên Cộng đồng Cùng Nhau Chia Sẻ - Together We Share

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Discipline and learning – how as parents can we best encourage good behavior and a good attitude to learning in our younger children


Expectations
Firstly you need to ensure that your expectations of your child’s behavior are realistic and age appropriate.  With very young children this is particularly important as their attention spans are short and their ability to retain and recall information is limited. A young child is not by nature necessarily rational or empathetic. They do not have the capacity to understand the effect their behavior has on others.  Over long explanations of what you deem appropriate and why you think your child should or shouldn’t do something will be confusing and counterproductive.

Establishing rules
Very young children will not adhere to rules as they will not be able to keep track of a set of rules and remember to apply those rules in the appropriate situation.  They will however remember simple rules if phrased as instructions.  They also respond well to being offered a very simple reason for why they should or should not do something.  Try to include this in your communications about behavior.  For example; the oven is hot, it can hurt you; if we bang the glass it will break; some things are very special so we don’t touch them etc. 

Consequences
Children will begin to understand simple consequences of their actions but they will not necessarily remember them or act in accordance with them, without a lot of support and reminders. Positive consequences, such as if you share people will want to play with you, or I like it so much when you listen nicely etc. can be very useful when encouraging behavior that you wish to see. However, expecting very young children to consider the feelings of others is often unsuccessful as up until around 5 years of age children do not really have the capacity to empathize. If you can avoid negative consequences so much the better as threatening children can very quickly become a downward spiral. Avoid making threats that you cannot follow through or are unwilling to follow through as your child will soon get the message that your words don’t carry much weight. If you do need to use negative consequences keep it short and simple. A minute to sit in a certain spot or the confiscating of a toy for a set period. Be sure to move on after the consequence has been dealt with and remember that your child has probably already forgotten whatever it was they did to cause the consequence, in the first place.

Choices
Offering your child a choice when encouraging them to act in a way that you would like, can be very beneficial.  Young children are just testing the boundaries and seeing how much power they can exert.  If you want your child to get dressed, for example and they are not willing, try saying would you like the red t-shirt or the green t-shirt? Long pants or shorts today?  Would you like to share the truck or the car with your friend? Shall we eat peas or carrots today? Young children like to feel that they are in control and offering them choices helps to achieve this while you still get the result you wanted.

Positive praise and Positive phrasing
By using positive praise and positive phrasing you can guide your child towards the behavior you would like to see them exhibit.  Positive praise means finding something good that they are doing and telling them in a meaningful way why you like that behavior.  For example, I really appreciate you sitting in the shopping trolley so well because I can get all the shopping done easily. It’s great when you hold my hand when we walk because I know I can keep you sage.  If you have more than one child you can use positive praise to encourage good behavior among your siblings. When one child is doing something really well at the same time as your other child is perhaps misbehaving, ignore the ‘bad’ behavior and praise the child who is doing well.  This praise needs to be meaningful and honest in order for it to encourage the misbehaving child to re think their actions.  Inherently children want to please and be loved, they will actively seek positive praise if they hear it being offered in a genuine capacity. So if one child is eating well, sitting calmly, listening to instructions, being kind etc. then point it out and praise them for it, being sure to explain in simple terms what it is you are happy about with their behavior.  The child who is not acting so well will want to receive this same praise and will often imitate the good behavior.

Choosing your battles
Not every piece of undesirable attention may need to be addressed. Use your common sense to help you to decide if you need to point out or correct every tiny thing your child does or if there are times that you can happily ignore certain things (obviously not if a child’s behavior is becoming dangerous to him or herself or other). Sometimes it is better to simply distract your child in order to avoid their behavior escalating.  Move them in to another situation or environment, offer them a toy or activity, talk to them about something totally unrelated to the situation you can see about to occur. Also remember that some behavior is not ‘naughty’ or ‘bad’ it is simply the behavior of a young child exploring their world and testing their own abilities.

Finally when considering discipline with a young child, be consistent and fair and encourage all those involved in your child’s upbringing to do the same.  It can be very confusing for children if mom, dad, grandparents etc. have different ideas about what is acceptable behavior.  It is also worth considering that at daycare and school the rules and boundaries will be more rigid and it is a good idea to begin to prepare your child so that they are able to function in this more formal setting. Children respond well to routine and consistency so try not to put them in situations where their ability to control their behavior will be tested, keep things as predictable as possible in order to keep young children calm and settled. Try to run your errands when children are not tired or hungry, similarly if you know a certain situation will lead to unwelcome behavior try your best to avoid it.  This period of time when your child is small and just working things out will not last forever, try to make it as easy on yourself and your child as possible.

         Cô Alice Fraser – Thành viên của Nhóm Cùng Nhau Chia Sẻ

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Tại sao việc mắc lỗi, thậm chí gặp thất bại lại quan trong trọng học tập và cuộc sống?


 “Tôi có thể chấp nhận thất bại nhưng không thể chấp nhận việc không thử”.

Michael Jordan
“Đừng đánh giá tôi bởi những thành công mà hãy đánh giá bằng những lần tôi vấp ngã và tiếp tục đứng lên”
Nelson Mandela

Là một giáo viên tiểu học trong 12 năm và bây giờ trở thành mẹ của hai em bé dưới 2 tuổi, tôi đã có rất nhiều cơ hội nhận ra cách mà trẻ mắc lỗi trong lúc học và cách chúng ta có thể sử dụng chính những lỗi đó để giúp trẻ phát triển và tiến bộ hơn một cách tích cực trong quá trình chăm sóc trẻ. Là một giáo viên có 12 năm kinh nghiệm và đồng thời là một người mẹ của hai em bé như thế, bản thân tôi cũng từng mắc những sai lầm khi tôi dạy, học và giao tiếp với trẻ em. Những lần mắc lỗi đã cản trở tôi tạo ra những trải nghiệm học tập tốt nhất cho học trò của mình cũng như có được những kinh nghiệm nuôi dưỡng tuyệt vời nhất cho các con tôi. Tuy nhiên, sau những suy ngẫm về lỗi sai của mình và biết được lý do mà mình mắc phải, tôi đã nhận ra rằng tôi có thể dùng chính những kiến thức mà tôi thu được để làm tốt hơn ở những lần sau.
Thât khó để thừa nhận những sai lầm của mình khi là người cha, người mẹ, đặc biệt đối với con cái của mình, thậm chí với cả người bạn đời. Nhưng quan trọng là mỗi lần mắc sai lầm, ta thừa nhận đó là lỗi của mình và giữ cho riêng mình. Ta che giấu những lỗi lầm, giả vờ như chúng không tồn tại hay đổ lỗi cho người khác, điều đó ngầm gửi đến một thông điệp cho con cái chúng ta rằng những sai lầm và thất bại là những điều đáng xấu hổ, nên phớt lờ và không thể chấp nhận được. Điều này tạo ra một thói quen lo lắng và sợ hãi ở con trẻ, chúng e dè với việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình và thất bại trong việc rút ra bài học.


Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra làm thế nào để nhìn nhận sai lầm một cách  tích cực và cách chúng ta học hỏi từ những sai lầm ấy để trở nên tiến bộ hơn trong cuộc sống của mình và của con cái chúng ta.

Sai lầm chỉ cho ta cách nhận trách nhiệm
Cho phép mọi người nhận ra sai lầm và thất bại của mình hoặc nói về những lần mọi thứ đi “chệch đường tàu” mà chúng ta đã vạch sẵn từ trước hoặc ta đã hi vọng, thể hiện rằng chúng ta có thể nhận trách nhiệm cho những sai lầm ấy. Điều này gửi một thông điệp rõ ràng tới những người quanh ta rằng mọi thứ đều có thể xảy ra ngoài ý muốn và chúng ta hoàn toàn không phải xấu hổ hay ngượng ngùng khi mắc sai lầm. Đối mặt với thất bại bằng lòng tự trọng, chúng ta đã dạy cho con cái mình cách sống chính trực. Chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân chính là chúng ta chấp nhận cái không hoàn hảo của người khác. Điều này là vô cùng quan trọng với trẻ em, đối tượng luôn kiếm tìm tình thương yêu cũng như sự ủng hộ, và trở nên lo sợ sẽ không được chấp nhận bởi chúng thường mắc lỗi hay thể hiện sự không hoàn hảo của bản thân. Nỗi lo sợ mắc lỗi có thể cản trở một đứa trẻ đến nỗi chúng bắt đầu tránh tham gia những hoạt động hay tình huống nhất định, tệ nhất là chúng thậm chí từ chối thử làm bất cứ điều gì vì sợ bị chê cười và gặp phải thất bại. Điều này lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến việc trẻ đánh mất cơ hội thu được những kĩ năng và trải nghiêm quý giá. Bằng chính những sai lầm của mình, ta chỉ ra cho con em mình rằng chúng cũng có thể mắc lỗi, điều đó là bình thường và hoàn toàn có thể chấp nhận được.


Những lỗi sai có thể được sử dụng (qua việc phân tích và đưa ra phản hồi) để giúp chúng ta hiểu ra những hiệu quả và chưa hiệu quả.
Học tập là một quá trình, qua đó chúng ta tạo ra những tiến bộ và phát triển cho đến khi ta đạt được một kỹ năng mong muốn hay đạt tới trình độ cụ thể nào đó. Trẻ em cần biết rằng trên con đường học hỏi, chúng sẽ đối mặt với những thách thức và đôi khi chúng sẽ nản lòng hoặc thất bại. Cho con cái hiểu rằng chúng ta đều có thể học được từ những sai lầm của mình và của người khác là một sự khích lệ lớn dành cho chúng. Trẻ bắt đầu cởi mở và chân thành học hỏi mà không sợ hãi, điều này sẽ giúp cho tính tò mò tự nhiên của chúng có thể tỏa sáng Khi chúng ta khuyến khích trẻ phản ảnh lại các lỗi lầm chính là chúng ta cho trẻ cơ hội nhìn nhận lại những hành động của chính trẻ và lựa chọn của trẻ, giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần có để có những thay đổi tích cực trong cuộc sống riêng và trong học tập. Trẻ bắt đầu học cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc lập hơn. Sau đó trẻ trở nên tự tin hơn khi va chạm những tình huống mới và những thử thách bởi vì trẻ đã có các cơ hội giải đáp những điều trẻ thắc mắc, những trải nghiệm của riêng mình và của những người khác. Những cách đó đã hỗ trợ và nuôi dưỡng những trải nghiệm của trẻ.  Đây là một món quà quý giá mà chúng ta mang đến cho trẻ (trẻ học nhiều điều qua việc quan sát người lớn và những hành động của người lớn) để trẻ có cơ hôi nhìn người lớn mắc sai lầm và cho trẻ thấy được rằng không có gì đáng xấu hổ khi mình mắc sai lầm.

Những sai lầm dạy chúng ta chấp nhận chính bản thân mình và những người xung quanh.
Lỗi sai giúp chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi của mình và hiểu được những nhược điểm của mình. Những sai lầm cho phép ta học hỏi từ bản thân và những người khác. Bằng cách thừa nhận những sai lầm của mình, chúng ta trở nên thấu hiểu và khoan dung hơn với lỗi lầm của người khác. Chúng ta trở nên tử tế, đồng cảm hơn và có thể sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Ta bắt đầu chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết một cách không xét nét và nhận ra ta có thể nhận những ý tưởng và gợi ý của người khác một cách dễ dàng hơn cũng như tự tin đưa ra những đề xuất của mình để tiến bộ hơn. Trẻ em bắt đầu hợp tác và làm việc cùng nhau, hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. Chứng kiến cha mẹ làm mẫu là điều thiết yếu đối với trẻ để chúng có thể bắt chước lại. Bằng cách cho con thấy được bạn hợp tác khi làm việc cùng người khác, thừa nhận những cách khác nhau để tiếp cận vấn đề hoặc thử thách và không e sợ những phản ứng của mọi người khi mình mắc lỗi, bạn dạy cho con cách chấp nhận bản thân và người khác. Bạn cho con những “bí kíp” để có thể tự tin nêu quan điểm cũng như tiếp thu những điều tốt của người khác và áp dụng nó vào trường hợp của bản thân một cách hiệu quả nhất.

Những sai lầm cho chúng ta thấy cách sống mà chúng ta lựa chọn cho cuộc đời mình.
Những sai lầm dạy chúng ta cách gắn kết với cuộc sống và nhận ra cuộc đời ta thiếu sót những gì. Qua việc sở hữu những sai lầm của chính mình, chúng ta bắt đầu nhận ra mình cần gì để vượt qua hậu quả của những sai lầm đó và tạo ra những thay đổi cho phép chúng ta sống theo cách mà mình có thể tự hào và hài lòng về bản thân. Trẻ em không khác gì với chúng ta, chúng không thích những cảm giác tiên cực có liên quan tới những lỗi sai và thất bại. Dạy cho trẻ cách nhận lấy những cảm giác này và và dùng chúng để tạo ra những thay đổi tích cực là một kỹ năng có giá trị tuyệt vời để truyền đạt. Thành công trong việc học từ những thất bại có thể tạo ra một năng lực vượt trội. Theo cách này, những sai lầm cho chúng ta cơ hội để truyền cảm ứng cho người khác. Với việc chỉ ra cho con mình thấy chỗ bạn mắc sai lầm, bạn đang khuyến khích chúng tìm ra giải pháp và những cách tiếp cận mới với những thiếu sót và sai lầm. Tụi trẻ sẽ hứng thú với thử thách mà bạn cho rằng cực kì khó khăn. Chúng sẽ được truyền cảm hứng để đối mặt với việc phân tích vấn đề và khó khăn, tìm ra những cách vượt qua thử thách một cách sáng tạo. Chỉ cho trẻ thấy rằng có thể “thua keo này ta bày keo khác” là một trong những bài học quan trong nhất trong cuộc sống mà bạn có thể chia sẻ. Khuyến khích trẻ không từ bỏ, luôn theo đuổi và bền chí là cực kỳ quan trọng đối với khả năng kiên trì của trẻ và để chúng có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra cho bản thân.

Để thừa nhận những sai lầm cần có sự khích lệ, để học từ những sai lầm đòi hỏi sự sáng suốt và để tạo ra những thay đổi như một lời đáp lại những sai lầm thì cần có thời gian. Phần thưởng cho những nỗ lực này không chỉ là bạn có thể nhận ra những tiến bộ của con cái mà còn trở thành một phần tích cực trong quá trình học tập và phát triển của chúng, đồng thời tạo ra những thay đổi tốt cho cuộc sống của mình. Bạn và con cái sẽ có sự tin cậy lẫn nhau và văn hóa “không đổ lỗi” giúp cho trẻ thêm tự tin, độc lập và phát triển những kỹ năng.

   Cô Alice Fraser – Thành viên của Nhóm Cùng Nhau Chia Sẻ

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

BÓ HOA TỪ CẬU BÉ XA LẠ KHIẾN CÔ CHỦ TIỆM LÀM ĐẸP BẤT NGỜ


10 thực hành hay cho những ai muốn trẻ lớn lên chuẩn ’men’ và ‘chuẩn ‘lady’

Thời buổi hiện tại, không những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác, thời gian cho gia đình càng ngày càng co lại. Ba mẹ cảm thấy có lỗi khi quỹ thời gian cho con ít dần. Ai cũng yêu con nên hi sinh thời gian của bản thân để dành hết cho con. Vậy sao, bạn không dùng thời gian quý báu này đúng cách, để mang lại hiệu quả cao… Hơn hết, nếu bạn biết tham gia con vào các công việc hàng ngày, con bạn được gần gũi với bạn nhiều hơn, và trên hết, bạn có nhiều cơ hội để dạy con biết tự lập và có trách nhiệm.
Xin phép chia sẻ với các bậc phụ huynh 10 thực hành dưới đây:

1.      Tạo điều kiện cho con được chọn lựa trong khuôn khổ cho phép. 
Ví dụ như cho con có tiếng nói trong việc chọn áo quần mặc mỗi ngày, ngay cả con phối màu hay phối áo và quần chẳng ra ‘style’ nào cả.  Hãy tưởng tưởng từ sáng đến chiều, có ai đó lập trình 1 ngày của bạn, từ việc nhỏ như mặc gì, ăn gì đến việc lớn như đi đâu, chơi với ai…  Bạn sẽ phát sốt lên ngay và đảm bảo sống sót không quá 3 ngày đâu. Con có thể mắc lỗi, chọn sai, phối hợp chưa đúng… nhưng đã có bố mẹ bên cạnh sẵn sàng hỗ trợ khi cần!


2.      Con tham gia vào việc chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày, khi có thể và với những việc phù hợp. 
Ví dụ như con phụ Bà quét lá khô ngoài sân, phân phát muỗng đũa trong bữa ăn tối, cho kem đánh răng lên bàn chải mỗi buổi sáng cho cả nhà… Hãy giao cho con công việc và dạy cho con có trách nhiệm.

3.      Tham gia hỏi ý kiến của con, đặc biệt là những quyết định có liên quan đến con. 
Ví dụ như ‘Mẹ đang định dời cái bàn này qua bên góc này, các con thấy sao?  Nếu làm vậy thì có ảnh hưởng đến ai trong nhà mình không nhỉ?’ Không những con thấy mình được tôn trọng, mà bố mẹ còn gửi thông điệp ‘Người lớn đang lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của các con đây.’ Các con luôn làm cho bố mẹ ngạc nhiên với những ý tưởng rất ư là sáng tạo… mà đôi khi có cố lắm, người lớn cũng khó nghĩ ra!

4.      Tôn trọng các quyết định của con khi có thể
Ví dụ như khi con muốn ăn canh trước rồi mới ăn cơm! Mẹ và bà sẽ tự hỏi ‘Có gì không an toàn khi để con làm thế không?’, ‘Có nhất thiết phải ăn cơm trước không?’, ‘Có khoa học nào chỉ ra như vậy không tốt cho sức khoẻ không?’ ‘Con sẽ được gì khi con thử nghiệm đảo lộn thứ tự các món ăn?’… 

5.      Giúp con hiểu rõ sự ảnh hưởng của các chọn lựa
Ví dụ như nếu con chọn không ngủ trưa, mà chỉ nằm nhắm mắt nghỉ ngơi thì đến chiều con sẽ thấy mệt, bớt hứng thú với các hoạt động, hoặc tối ngủ gục trước khi nghe hết câu chuyện bố đọc. Có thể lúc đầu con cảm thấy ‘khoái chí’ khi các bạn ngủ, chỉ có mình mình thức… nhưng dần dần con sẽ biết cân nhắc để có chọn lựa thông minh, phù hợp với mình. Với ví dụ này, sẽ không lâu đâu trước khi cảm giác ‘khoái chí ‘ biến mất, nhường lại cho cảm giác tiếc nuối những giây phút được bố ôm vào lòng say sưa trong thế giới tưởng tượng của truyện.

6.      Dạy con tư duy giải quyết vấn đề
Ví dụ như sáng sớm mới ngủ dậy, con hốt hoảng báo con quên làm bài tập cho 1 môn học mất rồi. Những lúc như thế này, vì thời gian cấp bách, người lớn mình thường nhảy vào giải quyết vấn đề hộ con. Nghiêm trọng nhất là ‘Thôi con đi đánh răng thay đồ, mẹ tranh thủ làm cho rồi cầm đi nộp. Lần này thôi đấy nhé. Đầu óc để đâu mà không nhớ gì hết hả con?!’. Hoặc là “Thôi đánh răng rồi làm bài. Hôm nay ngồi đằng sau ăn sáng bằng bánh mì vậy. Chắc là sẽ kịp.’  Cả 2 cách giải quyết đều không ổn. 100 cách giải quyết khác cũng đều không ổn nếu thiếu đi yếu tố quan trọng:  tự con phải tư duy và gợi ý cách giải quyết vấn đề. Người lớn đóng vai trò hỗ trợ nếu cần thiết nhưng con phải là ‘vai chính’! Chỉ có con mới biết bài tập dài hay ngắn, khó hay dễ… hậu quả nếu sáng nay không có bài nộp thì sẽ như thế nào, v.v.. Suy nghĩ  và giải quyết vấn đề giúp con đồng nghĩa với việc bạn quyết định sống đến 130 tuổi để nuôi con cả đời!

7.      Cho con khoảng trống để ‘thử sức’ nhưng là chỗ tựa khi con cần
    Ví dụ như tối con chuẩn bị ba lô cho mai đi học. Lần này phải đem nhiều sách vở và dụng cụ học nhiều hơn. Rồi còn 1 cuốn truyện thích nhất Cô giáo nhắc đem lên chia sẻ với lớp nữa. Con loay hoay xếp vào lấy ra, sao cho ba lô có thể kéo lại được. Có người sẽ làm hộ cho con hay càm ràm ‘Có nhiêu đó mà nãy giờ chưa xong. Khuya lắm rồi còn không chịu đi ngủ’.  Hãy để con thử sức và có mặt khi con cần ‘Ba thấy con đang cố gắng sắp xếp sao cho vừa hết vào trong ba lô (cái này là công nhận cố gắng của con). Nếu Heo cần ba giúp gì thì lên tiếng nhé!? (cái này nhắc cho con nhớ là luôn có ba mẹ đồng hành với con, dù là việc nhỏ và quan trọng hơn nữa là con là người quyết định mình cần giúp hay không, làm chủ bản thân chứ không phải ba mẹ đánh giá theo con mắt của người lớn và quyết định hộ con)”.

8.      Khuyến khích, khen ngợi những nỗ lực của con, không nhất thiết tất cả cố gắng đều phải có kết quả
Ví dụ như con học buộc dây giày.  Kĩ năng buộc dây giày là một kĩ năng khó với trẻ. Có bạn phối hợp 2 tay với nhau tốt thì sẽ làm rất nhuần nhuyễn và nhanh. Có bạn mãi đến 7-8 tuổi vẫn còn đang chật vật tập luyện. Không sao cả vì mỗi bạn phát triển ở mỗi tốc độ khác nhau. Sẽ xuất sắc trong lĩnh vực này, nhanh nhẹn trong lĩnh vực kia và cần thêm thời gian ở lĩnh vực nọ. Con cố gắng nhưng vẫn cần bạn trợ giúp cột giày. Tuỳ tình hình, bạn có thể nói ‘Mẹ thấy con chéo hai dây qua với nhau như vậy là đúng rồi đó’; ‘Con gấp 2 sợi dây lại thành 2 cái vòng để cột vào nhau như thế là chuẩn đấy con ạ’; ‘Mẹ thấy con đang rút kinh nghiệm để tạo cái vòng không to lắm, khi kéo không bị tuột vòng ra’ v.v..  Ở đây, con chưa cột được dây giày nhưng ta vẫn khen các nỗ lực của con, điều này truyền cho con động lực kiên trì hơn nữa, đạt được kĩ năng đang muốn học. 

9.      Đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và dạy con có thói quen dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong
Ví dụ như khi bạn mua cho con món đồ chơi mà không cần suy nghĩ nhiều con cũng chơi được ngay, hoặc cách chơi quá khó … cả hai trạng thái đều làm cho trẻ mau chán. Bạn tiếc tiền khi mua món đồ chơi này cho con, càm ràm… và thế là vừa mất tiền mà con lại không vui!  Vậy nên bạn cần chọn đồ chơi phù hợp với tuổi của con. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài thời gian tương tác với người lớn và với trẻ con khác, trẻ cần cơ hội được chơi một mình. Đồ chơi phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ tập trung và chơi một mình lâu hơn, không chốc chốc lại chạy đến nhờ mở cái này hay vặn cái kia.

10. Hướng dẫn con lập ra các mục tiêu và các bước cần làm để đạt được mục tiêu đó
Ví dụ như con nằm trong dàn đồng ca của trường và sắp đến sẽ có một buổi biểu diễn nhân dịp gì đấy. Con lo lắng và có thể mất ăn mất ngủ vì sự kiện lớn này. Bạn có thể ngồi xuống nói chuyện với con, bằng những câu hỏi dẫn dắt, bạn giúp con tìm ra đâu là vấn đề. Có phải thiếu thời gian để tập? Có phải lời bài hát chưa thuộc? Có phải thanh nhạc chưa tốt nên sai nhịp? v.v.. Khi con thấy được vấn đề, bạn hướng con đến việc lập ra kế hoạch đưa ra các bước để con đạt được mục tiêu. Có thể là tập chung với một ai đó hay lên mạng tìm lời của bài hát…

Có lẽ để làm được 10 thực hành trên trong thời buổi ‘cập rập’, bận rộn như hiện nay không dễ chút nào nhỉ? Nhưng nếu ‘đầu tư’ một chút, bạn tạo cơ hội và ‘môi trường thuận lợi’ cho con, bạn nghĩ con bạn sẽ bộc lộ những gì? Có thể con bạn sẽ phản ứng và có những thay đổi mà chính bạn cũng không thể tượng tượng được thì sao!

Vậy hãy bắt đầu từ hôm nay vì các chuẩn ‘men’ và chuẩn ‘lady’ của tương lai nào!


                                                         Nguyễn Trần Nghi Tuệ

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

BẠN CÓ DÁM ĐỂ CHO TRẺ LÀM SAI?

Tôi đọc được tâm sự của một bạn trẻ như thế này:

‘Bạn sợ nhất điều gì trong cuộc sống?
Với tôi, có một nỗi sợ vô hình, được hình thành từ khi tôi biết nhận thức cho đến khi tôi trưởng thành, đó là SỢ SAI – SỢ MẮC LỖI.
Khi tôi còn bé, tôi sợ tôi làm sai với điều người lớn nói. Câu cửa miệng của người lớn là “Không được…”. Vì thế, mỗi lần tôi làm trái với cái điều “không được ấy” nghĩa là tôi đã sai. Sẽ luôn có những hệ lụy từ việc tôi làm sai nhẹ thì bị la mắng, “Sao con hư vậy?” “Sao con không biết nghe lời?” nặng thì bị phạt quỳ, phạt úp mặt vào tường, nặng hơn nữa là bị đánh… Vì vậy, cố gắng làm đúng lời người lớn là điều khôn ngoan nhất khi đó tôi có thể. Khi đó, người lớn sẽ nói rằng tôi “NGOAN”.
Khi thực sự trưởng thành, tôi phát hiện ra không chỉ một mình tôi sợ sai. Ba mẹ tôi cũng sợ sai, thầy cô của tôi cũng sợ sai, bạn bè và cả xã hội đều sợ sai. Mọi người tìm cách giấu đi cái sai của mình. Mọi người sợ bị vấp ngã. Mọi người sợ mình khác người.’

Bạn đã bao giờ thấy rằng bản thân mình cũng ít nhiều có nỗi sợ đó? Nhất là thời đi học, khi mà mọi yêu cầu của giáo viên như là mệnh lệnh, chỉ được răm rắp làm đúng và tuân theo chứ đừng dại dột thử nghiệm cái khác rồi lại ‘sai bét’! Chẳng hạn như, giải bài toán có lời văn, nhất thiết phải là lời giải, phép tính và thậm chí ghi đáp số theo mẫu; thế mới gọi là ‘chuẩn’! Cứ như vậy, bao nhiêu con người lớn lên trong nền giáo dục như thế và mang nỗi sợ vô hình như thế!

Có lẽ vì điều này đã hằn sâu vào nếp sống của bao nhiêu thế hệ người Việt mà giờ đây, khi chính chúng ta đã là những bậc cha mẹ, đôi lúc, chúng ta vô tình tạo nên nỗi sợ đó cho con cái mình. Một đứa trẻ giải bài toán bị sai, phản ứng chung của nhiều người sẽ là gì? – ‘Trời ơi! Sai rồi! Sao lại làm như thế? Tẩy đi làm lại ngay!’ hoặc kiểu như ‘Đã bảo là phải làm như thế này mà! Sao không nghe theo hả?’ …

Thay vào đó, thử nghĩ xem, nếu chúng ta phản ứng khác đi một chút, kiểu như ‘Ồ, con đã thử làm cách này, hay đấy! Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu con kiểm tra lại bài và tìm thêm cách khác!’ thì đứa trẻ sẽ cảm thấy như thế nào? Trẻ sẽ nhận ra rằng công sức và sự cố gắng của bản thân được người khác công nhận. Và một vấn đề sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nếu sai thì sẽ thử cách khác, ít nhất là mình đã tìm ra một cách không đúng để tránh lặp lại lỗi đó.

Bạn nhỏ này chưa từng thích các môn thể thao bao giờ, nhưng đã không có chọn lựa vì biết trượt băng ở miền lạnh cũng giống như phải biết bơi ở vùng biển. Biết là khó khăn và mặc dù là trải nghiệm mới, không phải là thế mạnh nhưng bạn ấy vẫn cố gắng hết sức mình. Lớp học đầu tiên trôi qua tưởng chừng như ‘dài hơn thế kỉ’; vậy mà bạn ấy vẫn kiên trì đến lớp thứ hai… Sau nhiều lần mắc lỗi, bạn càng tự tin hơn; tiến bộ hơn và cảm thấy thoải mái hơn mặc dù biết rằng mình 'vẫn chưa giỏi'.
Sự nỗ lực và tự tin của bạn nhỏ này thật đáng khen nhỉ? 



Tôi cũng là một người làm trong ngành giáo dục, nhiều lúc thấy học trò mình viết sai lỗi chính tả, tính toán nhầm lẫn, cũng ‘sốt ruột’ lắm, bực bội lắm… nhưng vẫn tự dặn lòng mình hãy để cho các con bị sai, chấp nhận những cái sai một cách nhẹ nhàng để con có thể tự tin và cảm thấy thoải mái với lỗi lầm.

Tôi tin rằng mỗi ông bố, bà mẹ hay bất kể người lớn nào đều có những cách hiệu quả riêng để giáo dục trẻ học tập từ sai lầm. Điều quan trọng là khi con trẻ làm sai, con không sợ sệt, lo lắng, thậm chí là hoảng loạn… mà thay vào đó, con bình tĩnh và tìm cách giải quyết! 

Còn bạn, bạn thường phản ứng như thế nào với trẻ nếu trẻ làm sai? 

                                                                                              ___ TH__ 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Why making mistakes and even failure are important in learning and in life

“I can accept failure, but I cannot accept not trying”
Michael Jordan

‘’Do not judge me by my successes but by how many times I fell down and got back up again”
Nelson Mandela

As a primary school teacher for 12 years and now a mum of two children under the age of two, I have had many opportunities to witness the way in which children make mistakes whilst learning and how we can use those mistakes positively, to help develop and progress the children in our care.  As a primary school teacher for 12 years and now a mum of two children under the age of two, I have myself made mistakes in the way in which I have approached teaching and learning opportunities and communicated with children.  These mistakes at times have hindered me in my efforts to provide the best learning experiences for the children I teach or the best nurturing experiences for my own children.  However, on the occasions that I have been able to reflect upon these mistakes and understand why I made them I have found that I can use the knowledge gained to my advantage in order to make future improvements.
As parents it can be difficult to admit our mistakes, especially to our children, or even our peers. But once made mistakes are important to acknowledge and own.  Hiding from our mistakes, pretending they didn’t happen, or blaming others sends a message to our children that mistakes and failure are things to be ashamed of, brushed aside and not acknowledged.  This breeds a culture of fear and worry, where our children are afraid to take responsibility for their actions and then fail to use them to learn from.
Here I want to outline how mistakes can be positive and how we can use mistakes to make progress in our lives and the lives of our children:
Mistakes show us how to take responsibility. Allowing other people to witness our failures and mistakes or talking about times when things haven’t gone the way we planned or hoped for, shows that we can take responsibility for these mistakes.  This sends a clear message to those around us that it is ok for things to go wrong and that we do not have to be ashamed or embarrassed when they do. By handling failure with dignity we are teaching our children how to live with integrity. To be able to accept your own imperfections is to allow others to be imperfect too.  This is hugely important for children, who constantly seek our love and approval and become anxious if this approval is jeopardized, perhaps by them making a mistake or appearing less than perfect. The fear of making a mistake can be paralyzing for children, so much so that they begin to avoid certain situations or activities, or worst of all decide not to even try something for fear of ridicule and failure.  Over time this can lead to children missing out on a wide range of opportunities to gain valuable skills and experiences. By owning our mistakes we are showing children that they too can make mistakes, and that this is normal and completely acceptable.
Mistakes can be used (through analysis and feedback) to help us understand what works, and what doesn't. Learning is a process, through which we make improvements and progress until we acquire a desired skill or attain certain knowledge.  Children need to know that along the way of their learning journey they will face challenges and sometimes they will falter or fail.  Showing our children that we can learn from our mistakes and the mistakes of others is hugely empowering for them.  They begin to learn without fear, with an openness and honesty that allows their natural curiosity to shine through.  Talking children through situations where mistakes have occurred (yours or theirs) and highlighting ways in which you or they could make changes and improvements is integral to your child’s ability to become a confident and independent learner. When encouraging reflection upon mistakes you are allowing children a chance to reconsider their own actions and choices and helping them to develop the tools they need to be able to make positive changes in their own lives and learning.  They begin to problem solve more creatively and more independently.  They then become more confident when approaching new situations or challenges because they have had opportunities to safely question their own approaches and the approaches of others in a way that is supportive and nurturing.  It is truly a great gift to offer your children (they learn so much through observing you and your actions) to allow them to see you as fallible and for them to see that for you making a mistake is not something to be ashamed of.
Mistakes teach us about acceptance, of ourselves and others. Mistakes help us face our fears and understand our shortcomings. Mistakes allow us to learn about ourselves and others. By admitting that we ourselves make mistakes we become more understanding and tolerant of the mistakes of others.  We become kinder, more empathetic and more able to help and support others.  We begin to share experiences and understanding in a way that is non-judgmental and find we can both take on the ideas and suggestions of others more easily and offer our own suggestions for improvements with confidence.  Children begin to cooperate and work together, supporting and learning from each other.  Seeing their parents’ model this type of behavior is vital to children’s ability to replicate it.  By allowing your child to see you work collaboratively with others, accepting different ways of approaching problems or challenges and not fearing the reactions of others should you make a mistake, you are showing your child how to accept themselves and others.  You are giving them the tools they need to be able to offer opinions confidently and also how to be able to acknowledge the good practice of others and use it for their own benefit.
Mistakes show us how we want to live our lives. Mistakes teach us to fully engage in our lives and to realize what our lives may be lacking. Through the ownership of our mistakes we begin to see what it is that we need in order to overcome the results of these mistakes and make changes that allow us to live in a way that we can be proud of and satisfied with. Children are no different to us, they do not like the negative feelings associated with mistakes and failure.  Teaching children to embrace these feelings and use them to make positive change is an extremely valuable skill to impart. Learning that from failure success can be born is extremely empowering.  In this same way mistakes give us opportunities to inspire others, by showing your child where you went wrong, you are encouraging them to find solutions and new approaches to shortcomings or errors. Children will be excited by the challenge of being able to do something you have shown them is difficult.  They will be inspired to come up with their own interpretations of problems and difficulties and to find creative ways to surmount challenges.  Showing children in a practical way that ‘if at first you don’t succeed, try again’, is one of the most important life lessons you can share.  To encourage children not to give up, to be persistent and tenacious is massively important in terms of their ability to persevere in life and achieve the goals they set for themselves.
Admitting to mistakes takes courage, learning from mistakes takes insight, making changes as a response to mistakes takes time. The reward for this effort is not only to witness your child’s progress but to be an active part of their learning and development, whilst at the same time making positive changes in your own life. Together you and your children will become a team, where there is a mutual trust and ‘no blame’ culture that allows for the growth of their confidence and independence and the development of their skills.
                                                                     By Alice Fraser
_________________________________
My name is Alice Fraser, I am currently a stay at home mum as I have a son, 22 months old and a daughter 5 months old. Up until having my children I was a primary school teacher and have taught in a number of contexts around the world. I began my career in the UK, working mainly in the early year and lower primary setting. I was a member of the senior leadership team and specialized in Assessment. My next posting was to Vietnam, where I worked for BIS and BVIS in a teaching, leadership and training capacity. I truly loved my time in HCMC and became a better teacher through my experiences there. Currently I live in Australia, where I taught in a school for very special and high need pupils, prior to having my children. As a mum I'm still learning, and it is possibly the hardest learning journey of all. The responsibility we have to guide and raise our children to the best of our abilities is huge but it is an honor and a privilege to be a parent to my amazing kids!

Tôi tên là Alice Fraser.  Hiện tại tôi ở nhà ‘chăn’ 2 nhóc nhỏ, 1 bé trai 22 tháng và một bé gái 5 tháng tuổi. Trước khi nghỉ ở nhà làm nhiệm vụ của người mẹ, tôi là giáo viên tiểu học và đã dạy ở nhiều trường học, địa điểm khác nhau trên thế giới.  Tôi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy ở Anh Quốc, dạy phần lớn các em lứa tuổi mầm non và các lớp đầu bậc tiểu học.  Tôi đã tham gia đội ngũ lãnh đạo quản lí của trường và chuyên về đánh giá hiệu quả của việc dạy và học.  Sau đó, tôi tự thử thách mình với nhiều vị trí khác nhau như là giáo viên, quản lí và đào tạo cho Nhóm trường BIS/BVIS chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.  Tôi vô cùng yêu thích những năm tháng làm việc ở Việt Nam và qua quá trình cọ sát, chuyên môn sư phạm của tôi ngày càng vững vàng hơn.  Hiện tại tôi đang sống ở Úc cùng chồng và 2 con nhỏ.  Trước khi sinh con, tôi có dạy cho những trẻ cần sự hỗ trợ đặc biệt.  Tôi vẫn đang không ngừng học để làm tốt vai trò người mẹ và có thể đây là hành trình học tập thách thức nhất của tôi. Là bố mẹ, chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn và nuôi dưỡng con của mình trong khả năng tốt nhất có thể.  Trách nhiệm thật nặng nề nhưng tôi luôn cảm thấy vinh dự và diễm phúc được làm mẹ của 2 đứa con tuyệt vời!


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

BẠN SỢ NHẤT ĐIỀU GÌ TRONG CUỘC SỐNG NÀY?

Ma ư?
Hay là một con vật hung dữ nào đó?
Hay người xấu – kẻ giết người, kẻ cướp, kẻ trộm?
Với tôi, có một nỗi sợ vô hình, được hình thành từ khi tôi biết nhận thức cho đến khi tôi trưởng thành, đó là SỢ SAI – SỢ MẮC LỖI.

Khi tôi còn bé, tôi sợ tôi làm sai với điều người lớn nói. Câu cửa miệng của người lớn là “Không được…”. Vì thế, mỗi lần tôi làm trái với cái điều “không được ấy” nghĩa là tôi đã sai. Sẽ luôn có những hệ lụy từ việc tôi làm sai nhẹ thì bị la mắng, “Sao con hư vậy?” “Sao con không biết nghe lời?” nặng thì bị phạt quỳ, phạt úp mặt vào tường, nặng hơn nữa là bị đánh. Hồi ấy, tôi còn bé, tôi không hiểu vì sao mình không được nói thế này, không được làm thế nọ nhưng tôi biết khi làm sai tôi sẽ bị những gì. Và trẻ con như tôi sẽ không bao giờ dám hỏi “Vì sao?” bởi câu trả lời luôn là “Sao hỏi nhiều thế?”. Vì vậy, cố gắng làm đúng lời người lớn là điều khôn ngoan nhất khi đó tôi có thể. Khi đó, người lớn sẽ nói rằng tôi “NGOAN”.

Khi tôi đi học, tôi biết khi làm sai còn nhiều điều khủng khiếp hơn chờ đợi tôi. Ngày ấy, lớp một, tôi viết chữ xấu kinh khủng. Mỗi lần tôi viết sai, viết xấu là tôi lại lén lút nhìn cây thước gỗ trong tay cô giáo tôi. Dù rằng cô đánh không quá đau, nhưng trẻ con thì luôn sợ bị đòn. Đau không phải là khi cây thước chạm vào tay mà đau là khi phải chờ đợi, phải lo sợ rằng cô giáo sẽ đánh mình bằng cây thước ấy. Nhưng tôi luôn luôn mắc lỗi, luôn luôn viết sai, luôn luôn có vết lem lấm trong vở. Tôi không biết phải làm thế nào mới viết sạch, viết đẹp, tôi không hiểu sao lại cần viết sạch viết đẹp, không ai chỉ cho tôi làm cách nào để không làm lấm mực ra vở, hay làm cách nào để không viết sai. Mỗi khi tôi làm sai, tôi sẽ bị nêu tên trước lớp, bị chê cười “Cả lớp hãy xem cách làm của bạn này, cô đã nói bao nhiêu lần rồi mà vẫn làm sai, các bạn khác không được như vậy nghe chưa?” hoặc “Sao em mãi không tiến bộ vậy, não em làm bằng cái gì vậy hả?”. Tôi có anh chị, và điều tồi tệ hơn tôi sẽ được nghe là “Sao anh chị em học giỏi vậy mà em thì…?”.

Hết tiểu học, lên cấp hai, tôi là một hình mẫu của học sinh ngoan. Đồng phục đầy đủ, đi học đúng giờ, chép bài đầy đủ, giơ tay khi thầy cô hỏi, học thuộc bài trước khi đến lớp - nhìn từ bên ngoài tôi là một hình mẫu thành công của giáo dục. Tôi, giống như tất cả các học sinh ngoan khác, không có gì khác biệt. Tôi, là một cái bánh, như rất nhiều cái bánh khác, được đúc ra từ một chiếc khuôn giống nhau. Và chúng tôi luôn luôn sợ sai. Vì sợ sai chúng tôi không bao giờ tranh cãi hay nêu ý kiến với thầy cô mình. Thầy cô luôn luôn đúng – kể cả khi họ sai. Tôi luôn lo sợ giải sai một bài toán, viết sai một câu văn. Mỗi lần như vậy tôi cảm thấy mình thật xuẩn ngốc, thật đáng chê cười. Tôi hoặc không làm sai, hoặc tìm mọi cách giấu đi cái sai của mình. Tôi sống trong một áp lực, sợ sai, sợ bị chê cười, sợ bị phạt. Tôi giấu đi những mong muốn của bản thân nếu điều đó đi ngược lại điều thầy cô và ba mẹ tôi mong muốn – vì như vậy là sai.

Lên cấp ba, nỗi sợ ấy càng lớn hơn bao giờ hết. Có một gánh nặng đặt lên vai tôi, không bao giờ được làm sai vì nếu sai ba mẹ sẽ buồn, mọi người sẽ chê cười không chỉ một mình tôi mà cả gia đình tôi. Thế là như bao nhiêu học sinh khác, tôi gồng mình lên học sao cho “toàn diện” tất cả các môn, hành xử sao cho thật là “ngoan”. Rồi tôi sợ thất bại, mỗi lần không được danh hiệu này, danh hiệu nọ tôi cảm thấy bản thân mình không có một chút thông minh hay tài năng nào cả. Hồi ấy, tôi học không tốt các môn tự nhiên, nhưng các thầy cô và ba mẹ tôi và tất cả mọi người thì đánh giá rất cao các môn học này. Tôi luôn cảm thấy căng thẳng trong giờ toán, tôi sợ bị gọi lên bảng giải bài tập, sợ các giờ kiểm tra môn toán, sợ phải trả lời câu hỏi của thầy cô toán trong giờ học. Đơn giản vì tôi thường sai, sai thì tôi sẽ bị mắng, bị điểm kém. Kết quả không cao nghĩa là thất bại. Tôi sống trong mặc cảm của một đứa thất bại suốt những năm trung học. Và không chỉ một mình tôi là một kẻ thất bại!

Khi thực sự trưởng thành, tôi phát hiện ra không chỉ một mình tôi sợ sai. Ba mẹ tôi cũng sợ sai, thầy cô của tôi cũng sợ sai, bạn bè và cả xã hội đều sợ sai. Mọi người tìm cách giấu đi cái sai của mình. Mọi người sợ bị vấp ngã. Mọi người sợ mình khác người.

Những đứa trẻ thế hệ sau cũng giống như tôi, sống trong nỗi sợ hãi rằng “có phải mình đã sai?” “mọi người sẽ chê cười mình nếu mình sai”. Chúng tôi sống rụt đầu, rụt cổ. Chúng tôi không bao giờ đưa ý kiến. Chúng tôi không bao giờ bảo vệ hay đứng về số ít. Chúng tôi không dám vấp ngã, không dám chớp lấy cơ hội vì sợ rằng sẽ thất bại. Chúng tôi chọn con đường an toàn trong cuộc đời vì đó là con đường không sai, con đường ai cũng tán thành. Chúng tôi đánh mất tự tin vào bản thân. Chúng tôi không khám phá điều mới. Chúng tôi bước theo những lối mòn. Chúng tôi không tiếp nhận điều gì đó khác với mẫu số chung.

Rồi có lẽ, chúng tôi lại giáo dục cho con cái của chúng tôi những điều chúng tôi đã được dạy rằng “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SAI”.

Liệu rằng điều chúng tôi đã và đang làm là cách giáo dục đúng đắn?

Một đứa trẻ sẽ phát triển như thế nào nếu nó không bao giờ hoài nghi?
                                                         
                                                                                                              Nghé Con
                                                                                                           Tháng 10, 2015

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

HỌC NGOẠI NGỮ SỚM CÓ NÊN?

                      Nguyễn Trần Nghi Tuệ

Càng lúc càng có nhiều bạn trẻ du học ở nước ngoài hoặc muốn ‘xách ba lô lên và đi’ khám phá thế giới rộng lớn xung quanh.  Trường học, thầy cô giáo, và ngay cả bố mẹ luôn nhắc trẻ nhỏ, thanh niên, sinh viên và các bạn trẻ tầm quan trọng của việc mở rộng trái tim cảm nhận các văn hoá, tập tục và góc nhìn khác nhau.  Và một trong những cánh cửa dẫn đến con đường học hỏi và tiếp nhận các nền văn hóa chính là ngoại ngữ.

Phần lớn chúng ta tiếp xúc với ngoại ngữ vào những năm cuối tiểu học hoặc ở nhiều nơi là trung học. Thậm chí có những người mãi lên cao đẳng, đại học mới thực sự bắt đầu. Chúng ta nhớ lõm bõm vài từ, dăm ba câu quen thuộc làm vốn.  Ngoại ngữ đấy có bao giờ ‘cắm rễ’ vào bạn không? Hay sau chuyến đi Nhật ngắn ngủi, chuyến đi Singapore chóng vánh, chuyến đi Pháp như chạy… não của bạn cũng nhanh chóng bỏ rơi những ngoại ngữ vừa kịp làm quen nhưng không đủ để ‘ngấm’ này?

Theo các nghiên cứu mới nhất, tiếp xúc sớm với ngoại ngữ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ.  Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng 3 tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu ‘hưởng lợi’ từ việc tiếp xúc với những ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ. Lúc này, não của trẻ có thể tiếp nhận ngoại ngữ với tốc độ được ví như nước thấm vào miếng mút, cực nhanh và cực dễ dàng. Hơn hết, học ngoại ngữ sớm giúp trẻ phát âm chuẩn hơn là học ngoại ngữ muộn. Ngữ pháp và cách hành văn cũng sẽ đến một cách tự nhiên hơn.

Có rất nhiều lợi ích mang lại từ việc học ngoại ngữ sớm, ở đây tôi sẽ đưa ra 5 lợi ích mà tôi cho là ‘đỉnh’ nhất (xin lưu ý, ở đây tôi lấy mặt bằng chung chứ không bàn riêng về một đứa trẻ nào):

1.       Kết bạn với ‘ngôn ngữ’ dễ dàng
Khi trẻ tiếp cận với ngoại ngữ sớm, trẻ sẽ học ngoại ngữ nhanh hơn, chính xác hơn so với việc tiếp cận ngoại ngữ khi đã lớn hơn.  Các nghiên cứu về não đã cho thấy ở tầm 3 tuổi, não sẵn sàng cho việc học ngoại ngữ.  Sự trôi chảy, lưu loát sẽ được đạt khá dễ dàng, nhanh chóng, và thường đi kèm với phát âm chuẩn.

Trẻ từ 8-12 thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp thu một ngoại ngữ mới.  Lí do chính là vì ở tuổi này, trẻ mất dần khả năng nghe và bắt chước các âm so với các trẻ nhỏ tuổi hơn.  Chỉ là tốc độ ‘thẩm thấu’ ngoại ngữ chậm hơn, mất nhiều thời gian hơn chứ không có nghĩa là không thể, và không có khả năng học tốt. 

2.       Lợi ích về nhận thức
Nghiên cứu chỉ ra rằng, học ngoại ngữ không những giúp cho trẻ biết thêm một ngôn ngữ mới mà còn giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn.  Một số lợi ích về nhận thức mà học ngoại ngữ mang lại là:
·       Nhận thức ‘ấn định đồi tượng’ / object permanence – mọi vật không bị mất ngay cả nếu ta không thấy chúng.  Với trẻ còn nhỏ, các con thấy vật bị giấu đi thì nghĩ là vật đó không hiện hữu.  Ở các trẻ học ngoại ngữ sớm, các con phát triển nhận thức này sớm hơn so với các bạn chưa được tiếp cận với ngoại ngữ.
·         Kĩ năng giải quyết vấn đề tốt hơn
·         Kĩ năng suy nghĩ lo-gic tốt hơn
·         Sáng tạo hơn
·         Suy nghĩ linh động hơn
·         Khả năng ghi nhớ tốt hơn
·         Kĩ năng làm và quản lí nhiều việc cùng một lúc  siêu hơn

3.       Thành tích học tập cao hơn
Trẻ có thể sử dụng lưu loát 2 ngôn ngữ hay nhiều hơn sẽ được ‘thừa hưởng’ những cái ‘tốt hơn’ liệt kê ở mục 2. Những cái ‘tốt hơn’ này sẽ giúp trẻ có thành tích học tập cao hơn, nhất là khi so sánh kết quả của các bài thi.  Có một số người nghĩ rằng, quá trình học tiếng mẹ đẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ được học ngoại ngữ sớm quá.  Thật ra thì chúng ta phải tin vào điều ngược lại, quá trình học ngoại ngữ sẽ bổ trợ và nâng cao khả năng học ngôn ngữ mẹ đẻ.  Có thể thời gian đầu khi trẻ học 2 ngôn ngữ cùng một lúc, trẻ tiến triễn chậm hơn nhưng nhìn đường dài, thì trẻ sẽ vững cả 2 ngôn ngữ trong thời gian ngắn hơn là học từng ngôn ngữ một.

4.       Làm giàu vốn liếng văn hoá
Những người biết thêm 1 hoăc nhiều hơn 1 ngoại ngữ sẽ có cơ hội mở nhiều cánh cửa mới hơn trong cuộc sống. Thế hệ song ngữ, đa ngữ này có khả năng tiếp cận tài nguyên, con người, nơi chốn và các thứ khác trong khi những người biết một ngôn ngữ chỉ có thể ‘chạm vào’ trong mơ. Xác suất tìm việc làm cũng sẽ cao hơn, các chọn lựa sẽ phong phú hơn khi bạn có thể nói lưu loát 1 hoặc vài ngoại ngữ nào đó.  Không những thế, kiến thức và trải nghiệm về đất nước và con người liên quan đến ngoại ngữ bạn học sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng hơn, có cái nhìn tổng thể hơn về cuộc sống, con người, văn hoá và thế giới xung quanh.

 Tìm hiểu phong tục nướng gà tây qua youtube vào ngày lễ Tạ Ơn, và thử nghiệm khắc bí ngô cho ngày lễ Halloween.

5.       Đóng góp cho xã hội nhiều hơn
Bạn đã bao giờ có ý nghĩ muốn con bạn góp phần thay đổi, làm thế giới này tốt đẹp hơn chưa?  Hẳn là có không ít ông bố bà mẹ đôi lần liên tưởng đến hoài vọng này cho con mình. Chúng ta nuôi những giấc mơ và hoài bão lớn cho những đứa con thân yêu của chúng ta – không phải chỉ mơ con mình thành đạt, hạnh phúc mà chúng ta còn hi vọng con cái của chúng ta có thể cống hiến cho xã hội và thế giới rộng lớn ngoài kia.  Trong bài viết của Kathleen M. Marcos, cô có đưa ra ví dụ là các nhà kinh doanh thành công hơn trong các thương vụ của mình nếu lưu loát ngôn ngữ và biết rõ văn hoá bản địa.  Còn nữa, giáo viên, nhân viên y tế, v.v.. có khả năng gần gũi tốt hơn với đối tượng họ phục vụ và từ đó đưa ra các hỗ trợ đúng thời điểm và hiệu quả hơn.

Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không tạo cơ hội cho con mình tiếp xúc với ngoại ngữ sớm?  Nếu con đã qua ngưỡng vàng 3-8 tuổi thì cũng đừng quá lo lắng và nuối tiếc.  Hãy đặt niềm tin ở trẻ và tin rẳng con trẻ đã, đang và sẽ cố gắng hết khả năng của mình.  Là phụ huynh, còn gì tuyệt vời hơn khi biết con mình thực sự nỗ lực học… vậy là đủ làm cho cha làm mẹ hãnh diện rồi.  Đấy là chúng ta công nhận quá trình cố gắng của con chứ không chỉ chăm bẳm vào kết quả cuối cùng bởi chính chúng ta cũng đâu thích người ta so sánh bản thân với người khác, phải không nào?!

                                                                                                      22.10.15