Cùng nhau chia sẻ

Cùng nhau chia sẻ

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

CÂY KẸO MÚT

Người Việt Nam mình thường tin rằng nếu được người nào mau mắn, tính tình vui vẻ, xởi lởi mở hàng thì nguyên cả ngày hôm đó sẽ đắt hàng, khách ra vào đếm không xuể. Trường hợp gia đình Heo cũng thế, 1 trong 3 ‘heo con’ ‘mở hàng’ ở phòng mạch bác sĩ, chắc là Heo may mắn hay sao mà 2 tháng nay viếng thăm đủ loại phòng mạch luôn.
Bác sĩ Nhi khoa Jacqueline: Cháu được phép ăn kẹo mút chứ ạ? 
Mẹ: Cháu vẫn được ăn kẹo mút trong tầm kiểm soát của mẹ ạ. 
Bác sĩ: Oh, thế để tôi cho cháu hình dán vậy. 
Mẹ: Cảm ơn bác sĩ. (Mẹ trong lòng mừng thầm là 3 con Heo vẫn sẽ được thưởng vì đã thể hiện rất tốt trong phòng mạch của bác sĩ và quan trọng hơn, phần thưởng không phải là kẹo.)

Trên đường về nhà,
Heo Mọi: Sao mẹ không hỏi ý kiến tụi con? 
Heo Mẹ: Um… um… tại mẹ thấy kẹo mút không tốt cho răng. 
Heo Mọi: Nhưng sao mẹ lại nghĩ tụi con sẽ chọn kẹo mút? Tụi con biết kẹo không tốt mà. 
Heo Mẹ: ??? (sau một lúc ‘đứng hình’) OK! Lần sau mẹ sẽ để tụi con quyết định nhận phần thưởng gì nhé! Luật lệ nhà mình trước khi ăn đồ ngọt là gì nhỉ? 
3 Heo Con: Phải xin phép mẹ trước!

(ĐÂY LÀ CHO CON ĐƯỢC TỰ CHỦ TRONG KHUÔN KHỔ CHO PHÉP – ÁP DỤNG THỰC HÀNH Win-Win, 2 BÊN ĐỀU LỢI. TRƯỜNG HỢP TỐT NHẤT LÀ LẦN SAU HEO CON CHỌN PHẦN THƯỞNG MÀ KHÔNG PHẢI KẸO. TRƯỜNG HỢP XẤU NHẤT LÀ HEO CON SẼ CHỌN KẸO, BẠN SẴN SÀNG CHẤP NHẬN VỚI CHỌN LỰA NÀY CỦA CON KHÔNG? CHỈ NÊN CHO CON CHỌN NẾU TẤT CẢ CÁC CHỌN LỰA ĐƯA RA LÀ ‘THẬT’, VÀ CON CÓ CHỌN NHƯ THẾ NÀO BẠN CŨNG PHẢI CHẤP NHẬN. TRONG VÍ DỤ NÀY, HEO CON CÓ CHỌN KẸO HEO MẸ CŨNG KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ GÌ VÌ ĐÃ THIẾT LẬP ĐƯỢC THÓI QUEN ‘XIN PHÉP NGƯỜI LỚN TRƯỚC KHI ĂN ĐỒ NGỌT’).

Sau đợt đó không lâu, gia đình Heo lại quay lại phòng mạch. Lần này, đón tiếp gia đình Heo là y tá Jossphine.
Y tá Jossphine: Tôi có thể thưởng cho cháu kẹo mút hay hình dán không ạ?
Heo Mẹ: Anna chọn gì nào?
Heo Còi Anna: Con xin kẹo mút hình cầu vồng ạ! 
Heo Mẹ: Ừm…. (thầm nghĩ… trẻ con hay quên lắm, còn đi bác sĩ dài dài, kiểu này ăn kẹo dài dài. QUAN TRỌNG LÀ ‘THẦM NGHĨ’ THÔI, CHỨ ĐỪNG ‘LÊN MẶT’ GÓP Ý NGAY. NGƯỜI LỚN VỚI NHAU HAY ĐƯỢC KHUYÊN LÀ PHẢI “UỐN LƯỠI 7 LẦN TRƯỚC KHI GÓP Ý. VẬY VỚI TRẺ CON, SAO ĐIỀU NÀY KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN? CÓ LẼ VỚI TRẺ CON, CHÚNG TA PHẢI UỐN LƯỠI ĐẾN 10 LẦN CƠ!)


Trên đường về nhà:
Heo Còi Anna: Mẹ cất cho con nha. Mình sưu tầm kẹo được đấy. Con đi bác sĩ nhiều vậy mà! 
Heo Mẹ: !!! (tiếp tục ‘đứng hình’ nặng)



Thế đấy, các Heo con luôn làm cho Heo mẹ ngạc nhiên và ngẫm nghĩ lại nhiều điều. Mỗi lần như thế, Heo Mẹ lại tự nhắc nhở mình tiếp tục các thực hành tốt mà trước giờ vẫn làm:
1. Trao quyền cho con trong phạm vi cho phép. Cứ thử tưởng tượng 24/24 các quyết định của mình đều do người khác đưa ra và quyết định cho, quyết định giùm… bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Vì thế, trong khuôn khổ cho phép, hãy cho con làm chủ các quyết định liên quan đến con nhé!

2. Cùng con tìm hiểu về một vấn đề/ chủ đề nào đó. Bàn luận, rút tỉa các điều cần biết. Phân tích ‘cái được cái mất’ và sau đó, hãy đặt niềm tin ở con! Cứ tin rằng con sẽ có những chọn lựa hợp lí.

Và Heo Mẹ cũng rất ấn tượng với các cô y tá và bác sĩ ở phòng khám trên, không chỉ bởi sự chuyên nghiệp, tận tình với trẻ con, mà còn bởi cách các cô ấy tôn trọng văn hóa nuôi dạy con của từng gia đình, mà chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa các gia đình với nhau. Gia đình này có thể cho con trẻ tự do ăn kẹo, gia đình khác thì chỉ có thể ăn ngọt sau bữa ăn chính... Trước khi cho con trẻ quà, nhất là đồ ngọt...ta nên chăng cần hỏi bố mẹ trẻ! Rất đáng để chúng ta học hỏi phải không?

Nghi Tuệ
Canada, 1 ngày trước Valentine 2016

HỌC CẢ ĐỜI

Tôi vẫn luôn tự hào là mình ‘văn minh’, không xả rác bừa bãi. Tôi luôn để rác vào nơi chỉ định. Lúc xưa, tôi may mắn thuê được một cô người làm rất ư là sạch sẽ và ngăn nắp. Trong nhà ngoài ngõ luôn sạch bóng, gọn gàng. Ấy vậy, phải mất rất lâu cô ấy mới tập được thói quen không xả rác nơi công cộng. Ngoài việc đảm bảo an toàn khi đẩy đứa con gái nhỏ của tôi ra ngoài chơi, điều kiện không kém phần quan trọng hơn là ‘không được xả rác dưới mọi hình thức’ vì tôi luôn muốn những người xung quanh là hình mẫu tốt cho con gái noi theo. Hình ảnh 2 dì cháu về nhà móc rác từ trong túi quần cho vào thùng rác ở nhà trở nên quen thuộc.
Dạo trước, trên chuyến bay từ Hồng Kông về Toronto, tôi khá vui vẻ với việc tất cả các loại rác, từ giấy ăn tới túi bóng, … tất tần tật đều được tôi đều nhét vào cái hốc be bé trước mặt, đằng sau chiếc ghế phía trước, chỗ mà tôi nghĩ là nơi để rác trên máy bay. Hài lòng là mình đã gọn gàng nơi ‘ăn ngủ’ trong 17 tiếng và không xả rác xuống sàn máy bay, nơi mình ngồi.
Ngồi cùng hàng ghế với tôi là một cặp vợ chồng lớn tuổi công dân Canada đi du lịch Taiwan, cũng đang trên đường về nhà (nhờ ‘tám’ nên biết thông tin). Trước khi máy bay hạ cánh, tôi thấy người vợ móc một cái túi bóng từ trong giỏ xách, cho hết tất cả các loại rác của họ vào, cột chặt lại và nhét vào cái hộc be bé trước mặt họ. Trong khi người vợ dọn dẹp, người chồng hí hoáy viết gì đấy trên một mảnh giấy, rồi dán lên túi rác.
Chắc chắn mọi người cũng đang tò mò như tôi muốn biết mảnh giấy viết gì đúng không?

"THANK YOU FOR TIDYING UP OUR GARBAGE. YOUR JOB IS AN IMPORTANT JOB. HAVE A GOOD DAY. 
Biểu tượng cảm xúc smile
"

Tạm dịch là ‘Cảm ơn vì đã dọn rác của chúng tôi. Công việc của anh/ chị rất quan trọng. Chúc anh/ chị một ngày tốt lành 
Wow wow wow. Có phải là chúng ta học suốt đời không ạ? Tôi học được gì sau khi chứng kiến và tìm hiểu tại sao họ làm vậy?
Tự lo cho bản thân là điều cần thiết, nhưng tốt hơn nữa nếu mình có thể nghĩ đến người khác khi làm những việc đó. Cặp vợ chồng già nghĩ đến người khác như thế nào?
1. Trong khi tôi chỉ ‘dọn rác’ của tôi – Hoàn thành xuất sắc việc ‘chăm lo cho bản thân mình’ thì họ cũng làm như thế và còn đặt bản thân họ vào vị trí người sẽ đi dọn rác. Người vợ cho hết rác vào một túi bóng vì ‘Như vậy họ sẽ đỡ phải cúi người móc từng món rác. Công việc họ sẽ nhanh hơn và họ cũng đỡ cực. Mình ngồi chờ máy bay hạ độ cao, cũng không có việc gì làm mà!’
2. Trong khi tôi nghĩ tôi đã làm tốt ‘bổn phận’ của mình khi gom rác vào một chỗ, họ cũng làm thế và hơn thế nhiều nữa. “Ồ, tờ giấy này ấy à. Cho vui thôi! Mỗi ngày chúng tôi chọn một người lạ để cảm ơn. Những người chúng tôi không có cơ hội gặp nhưng đã làm cho cuộc sống của chúng tôi đẹp hơn, hạnh phúc hơn!”
Không biết mọi người thấy thế nào chứ tôi thì ‘đời đẹp hơn bội phần’ rồi đấy. Hãy tưởng tượng con trẻ lớn lên, chứng kiến chúng ta, những người lớn hiện diện trong cuộc sống của con, hằng ngày có những suy nghĩ và hành động tích cực như cặp vợ chồng trên?


Nghi Tuệ
Hồng Kông 08-2015

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

LÁI XE Ô TÔ VÀ DẠY CON

Ở Việt Nam bao năm là bấy năm Nghi Tuệ xa rời vô lăng. Mỗi khi hè về Canada thăm gia đình, sung sướng có Ông Ngoại đưa đi đón về... 4 mẹ con vô tư hưởng không khí mùa hè mát rượi với màu xanh mát mắt mà Mẹ heo Nghi Tuệ không phải lái xe ô tô.
Giờ dọn về Canada lâu dài, dĩ nhiên là phải tập lái xe lại. Bằng vẫn còn hiệu lực, chỉ mỗi tội Mẹ Heo nhát gan hổng dám lái. Thế là Ông Ngoại tiếp tục nuông chiều đưa đi đón về từ tháng 7 đến giờ.
Thời gian này ông bà đi du lịch, Mẹ heo Nghi Tuệ đành phải cắn răng tập làm quen với cái khối sắt 4 bánh kia. Sáu tuần nay, Mẹ heo chỉ đủ can đảm chở 3 heo con từ nhà đến trường rồi chiều đón 5 heo con (thêm 2 đứa cháu) từ trường về nhà. Mặc nhiên không đi đâu khác.
Nhớ hôm đầu ngồi sau tay lái, con gái lớn DiAn bảo: “You are a little nervous mom but you are doing good. Keep it up mom. We are proud of you – Mẹ hơi run run thì phải nhưng mẹ đang làm tốt lắm. Kiên trì là sẽ làm tốt mẹ nhé”. Mẹ heo đang tập trung cao độ cũng phải phì cười với lời động viên của con gái!
Nhà heo gắn bó với thư viện thành phố Brampton như người ta nghiện cà phê vậy. Thích lê la ở đó chọn sách, ngắm sách, đọc sách… hay chỉ được ở đó ngó nghiêng hít mùi thư viện cũng khoái rồi. Từ ngày Ông Ngoại không có ở nhà, cứ mỗi tuần nhờ người này người nọ đưa đi. Tuần này ai cũng bận công việc hết rồi, làm sao bây giờ? Nhu cầu rõ chính đáng, thế nên, hôm nay, Heo mẹ quyết định ‘liều’ thử chở mấy con heo ra đó một phen.
Từ nhà, rẽ trái để ra đường chính... ối giời ạ, nhầm rồi….đường này là để đi Walmart mà. Ra khỏi nhà, nhắm hướng đạp ga đến nơi muốn đến… chứ nhầm đường như thế này là phải đi lòng vòng tìm đường. Với người còn nhát lái xe như Heo Mẹ Nghi Tuệ, đó là một ý tưởng ‘nuốt không trôi’. Heo Mẹ định bỏ cuộc: “Mẹ nhầm đường rồi. Hay là mình đi siêu thị vậy vì đường này sẽ dẫn đến siêu thị Walmart.” Ba con heo con đồng thanh: “We are dying to go to the library mom. We don’t want Walmart – Chúng con thèm đi thư viện chứ đâu có muốn đi siêu thị đâu mẹ”.
Heo mẹ thấy mình phải ‘đương đầu’ với thách thức không lường trước này chứ không thể thoái thác. Hít thở hít thở tìm đường nhỏ rẽ vào, rồi lại rẽ rồi quay đầu và đi ngược lại đường khi nãy để… về nhà. Chỉ có về nhà thì Heo Mẹ mới có thể định hướng thử lại một lần nữa. Nghĩ là làm và lần này đã đến được thư viện thành phố Brampton an toàn.
Tại sao Nghi Tuệ lại kể cho mọi người nghe chuyện này? Một bà cô 40 tuổi, ở cái nước xe ô tô chạy vùn vụt, lái xe chở con đi thư viện gần nhà thì có gì phải ghi nhận nỗ lực đúng không? Nhưng với bà cô Nghi Tuệ này thì hôm nay đánh dấu một bước ngoặt mới: tự tin thử một tuyến đường mới. Thuộc tuýp người không thích máy móc xe cộ, nếu có ai nguyện làm tài xế dù đi gần đi xa….chắc gật đầu cái rụp không suy nghĩ quá đi mất!
Suy ngẫm trải nghiệm hôm nay, Heo Mẹ Nghi Tuệ nhắc nhở mình và chia sẻ với mọi người những điều sau:
1. Mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai, thế nên, xin đừng so sánh con mình với con người, đứa em với đứa chị, với mình lúc xưa… Hãy để con là con, tự tin phát huy hết ‘công lực’ của con mà không sợ mình chưa làm tốt, mình sẽ làm bố mẹ thất vọng, mình để xem người khác làm sao rồi mình mới dám thử…
2. Đôi lúc là người lớn, chúng ta dường như quên ghi nhận, khuyến khích và ngợi khen những cố gắng của con trẻ. Nhất là với những cố gắng rất nhỏ hoặc với những việc làm dưới mắt người lớn là quá đỗi bình thường. Không ai hiểu con bằng bố mẹ, nên những nỗ lực của con, dù bé như hạt đậu với bạn này cũng có thể là to như con voi với con mình. Hãy cho con biết là bạn đang dõi theo các nỗ lực của con.
3. “Tự tin làm sai” – đừng bảo bọc và làm hết mọi thứ cho con. Hãy để con trải nghiệm cuộc sống… vấp ngã, suy ngẫm, tìm hướng giải quyết vấn đề… Nếu Ông Ngoại mà không đi du lịch, cưng con gái, cưng cháu đưa đi đón về thì…chắc Nghi Tuệ vẫn sẽ chỉ lanh quanh “từ nhà ra ngõ” thôi. Khuyến khích con tự tin thử các trải nghiệm mới. Quan trọng là con biết có bố mẹ ông bà luôn ở đằng sau hỗ trợ khi cần thiết. Để Nghi Tuệ tự tin ngồi laị sau vô lăng, người thân đã bỏ thời gian ngồi bên cạnh cho Nghi Tuệ chở đi vòng vòng để quen lại các kĩ năng bị bỏ quên quá lâu. Nghi Tuệ là người quyết định khi nào mình sẵn sàng lái xe một mình, chọn tuyến đường nào … và chưa hề bị chê cười là sao nhát quá, ‘dễ vậy mà làm không được’… Để hôm nay, khi cảm thấy mình đủ tự tin đương đầu với tuyến đường mới, khắc nhiên Nghi Tuệ sẽ thử. Trẻ con cũng vậy, chúng sẽ thử khi cảm thấy tự tin vào bản thân. Người lớn hãy luôn tin rằng con đang cố gắng hết sức có thể của con…lần này không thành công, lần sau có thể vẫn thất bại nhưng niềm tin của người lớn vào con trẻ xin đừng vơi đi nhé. Ngay cả những người thân mà không tin vào con trẻ thì ai sẽ là người tin con?!
4. Trải nghiệm mới giúp con ‘rèn’ kĩ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên mà không cần sắp đặt. Có đi thư viện vào sáng thứ 7 Nghi Tuệ mới biết là cuối tuần sẽ đông không có chỗ đậu xe. Quan sát xung quanh và cuối cùng chọn đậu ngoài đường – vậy là học thêm cách trả tiền đổ xe ở nơi công cộng bằng máy tự động, trưng vé sao cho người ta dễ kiểm tra…

5. Heo còi Anna không may bị gãy chân, mẹ bế ra bế vào chứ không tự đi được. Mọi việc được Heo mọi DiAn và Heo sữa Anson chia nhau làm. Trước khi ra khỏi nhà Heo mọi DiAn lấy thêm 1 cái túi nữa để lát nữa chị 1 túi em Anson 1 túi “vác cho nhẹ mẹ à!”. Khi về đến nhà, 2 Heo kết: “Next time, I think it would work better if we use back pack mom. With back pack, I can free up my hands to help you more to get the door and all – Lần sau con nghĩ sẽ tốt hơn nếu mình cầm theo balo mẹ à. Với balo, con có thể rãnh tay giúp mẹ mở cửa chẳng hạn.” Khi được ‘trao quyền’ và ‘trao niềm tin’, con trẻ luôn muốn làm tốt mọi thứ! Hãy lắng nghe và quan sát trước khi nhảy vào đưa ra gợi ý hay hướng giải quyết. Hãy ngừng ngay nếu bạn đang là bố mẹ trực thăng!


Hẹn moi người lần sau nhé!

                                                          March 5, 2016
                                                     Cuối đông Canada

GIÚP CON PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Những năm đầu đời được ví như chìa khóa vàng để trẻ sử dụng và mở cánh cửa Ngôn ngữ. Trẻ tiếp cận ngôn ngữ thông qua nhiều hình thức, cơ hội, trò chơi, tương tác hằng ngày, trải nghiệm… Người lớn, bằng nhiều cách khác nhau, giúp trẻ học và sử dụng tốt ngôn ngữ và các kĩ năng liên quan. 
Không nhất thiết phải là các chuyên gia ngôn ngữ thì bạn mới dạy được con học tốt một ngôn ngữ. Chỉ cần bạn dành thời gian tương tác với con và có những ‘thủ thuật’ nho nhỏ, bạn sẽ tạo ra một môi trường tuyệt vời và lí tưởng để giúp con phát triển ngôn ngữ rồi đấy! Xin hãy tham khảo một vài gợi ý đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả dưới đây nhé!

Tấm gương mẫu mực cho con 
Bạn muốn con có vốn từ phong phú, sử dụng từ ngữ phù hợp … thì chính bạn nên như thế trước! Bởi một khía cạnh quan trọng của việc học ngôn ngữ là nghe. Con học các từ mới, các cách nói mới qua việc nghe và tiếp nhận ngôn ngữ hằng ngày. Vì thế, nếu bạn nói rõ ràng, tốc độ vừa phải, từ ngữ đa dạng… thì con sẽ nghe và cố gắng làm theo nếu được khuyến khích. Và đơn giản, khi tiếp xúc với con, hãy cho con thấy là bạn cũng cố gắng trau dồi, tích lũy vốn từ và cố gắng nói năng chuẩn mực.

Kho sách quý giá
Sách là nguồn tài liệu quý báu để con học được thêm nhiều từ mới về các chủ đề khác nhau. Sách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lời nói và kĩ năng văn học sau này. Có vô vàn cách để sử dụng sách, tranh truyện nhằm mục đích tập trung vào ngôn ngữ. Dù cuộc sống bận rộn trăm bề, bạn hãy cố gắng dành thời gian đọc sách cùng con, bàn luận về tranh ảnh minh họa, đặt câu hỏi, nói về nhân vật, nội dung…

Quan sát, chờ đợi và lắng nghe 
Để giúp con nâng cao sự phát triển ngôn ngữ, đôi khi, bạn cần ‘lùi 1 bước’ trong quá trình chơi cùng con và để con là người lãnh đạo. Điều này không chỉ giúp con vun đắp sự tự tin mà còn giao cho trẻ nhiều cơ hội thể hiện mình. Bạn vẫn chơi cùng con, nhưng hãy để con đưa ra các hướng dẫn, các câu lệnh… Tất nhiên, trong quá trình đó, bạn có thể sẽ khôn khéo ‘chèn’ các từ ngữ, các câu hỏi để bình luận, để ‘vặn vẹo’ con. Chính bạn sẽ hiểu rõ con nhất và sẽ biết lúc nào nên quan sát, lắng nghe rồi mới thêm ngôn ngữ cần thiết vào.

Đóng vai 
Đóng vai luôn là hoạt động yêu thích của trẻ và thực sự mang lại rất nhiều lợi ích. Vì thế, nhiều trường học và giáo viên đẩy mạnh hoạt động đóng vai để giúp học sinh có thể phát triển thêm các kĩ năng giao tiếp. Khi trẻ hóa mình vào vai diễn, tình huống nào đó, trí tưởng tượng của con sẽ được khơi gợi. Bạn cũng sẽ có cơ hội lí tưởng để giới thiệu các chủ đề với nhiều từ ngữ mới. Ví dụ, khi chơi trò lính cứu hỏa, chắc chắn trong quá trình chơi, con sẽ sử dụng các từ như nước, thang, cháy, trèo, mũ, nhanh, khói, lửa, v.v.. Từ đó, vốn từ của con được mở rộng hơn nhiều.

Âm nhạc 
Tuổi thơ của mỗi trẻ sẽ gắn liền với các bài hát quen thuộc. Âm nhạc không chỉ giúp trẻ lắng nghe, thư giãn, mà còn là công cụ tuyệt vời giúp trẻ nâng cao các kĩ năng ngôn ngữ. Khuyến khích trẻ hát, nghĩ ra các hành động cho bài hát sẽ tạo ra được sự kết nối giữa từ ngữ và hành động. Với những trẻ nhanh, linh hoạt, ‘hát chế’ (trong chừng mực cho phép) cũng là một cách giúp trẻ sáng tạo và vận dụng từ linh hoạt.

Bạn thấy đấy, mỗi hoạt động hằng ngày đều có thể là cơ hội giúp trẻ luyện tập và phát triển ngôn ngữ. Khi đi tắm, khi ăn cơm, mua đồ ở siêu thị, dọn dẹp đồ chơi… trẻ đều có thể học được những từ mới, cách nói mới… Có thể trẻ sẽ không nhận ra mình đang học, đang luyện tập bởi những điều này diễn ra hằng ngày và gần như là ‘hiển nhiên’ mà.
Điều quan trọng là bạn sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin khi giao tiếp như thế nào và bạn tạo ra được nhiều cơ hội và môi trường thuận lợi cho trẻ học hỏi không?
Và khi dành thời gian với con, hãy thực sự chơi cùng, nói chuyện cùng… để có được giao tiếp hiệu quả. Cuộc sống hiện đại, bận rộn, đầy ắp công nghệ thông tin như hiện nay phần nào ảnh hưởng đến cách chúng ta tương tác với con. Do đó, chỉ xin phép mượn một câu nói trong quảng cáo điện thoại để chốt lại ‘Đặt máy xuống để thực sự bên con!’

MM - Thành viên của Cộng Đồng Giáo Dục Cùng Nhau Chia Sẻ

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Kỉ luật và học tập – làm thế nào để chúng ta, những bậc phụ huynh, có thể khuyến khích “con ngoan” và có thái độ tích cực đối với việc học ở trẻ

Kì vọng
Trước tiên, bạn cần đảm bảo rằng kì vọng của bạn đối với hành vi của con phải thực sự thực tế và phù hợp với lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, điều này vô cùng quan trọng bởi thời gian tập trung của trẻ khá ngắn và khả năng ghi nhớ và nhớ thông tin của trẻ hạn chế. Như lẽ tư nhiên, trẻ nhỏ thường không xử sự một cách lí trí, đồng thời cũng thiếu sự đồng cảm cần thiết. Trẻ không có khả năng hiểu được những ảnh hưởng từ hành vi của mình đối với người khác. Thế nên, các giải thích về những điều bạn cho rằng thích hợp và tại sao bạn nghĩ con nên hoặc không nên làm gì , sẽ trở nên ‘dài dòng’, khó hiểu và không hiệu quả tí tẹo nào cả.

Thiết lập nguyên tắc                            
Trẻ nhỏ và các nguyên tắc của người lớn thiết lập thường không đi đôi bởi trẻ sẽ không thể nhớ hết một loạt các nguyên tắc và càng thách thức hơn khi phải áp dụng các nguyên tắc đó cho từng tình huống phù hợp. Tuy nhiên, trẻ sẽ nhớ các nguyên tắc đơn giản nếu chúng được diễn đạt như những câu lệnh hướng dẫn. Trẻ cũng sẽ phản ứng tốt hơn khi người lớn giải thích lí do cho việc tại sao trẻ nên hoặc không nên làm gì, sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Vậy nên, hãy cố gắng lưu ý  yếu tố ‘đơn giản’ này khi tương tác với con nhỏ nhé! Ví dụ như cái lò rất nóng, nó có thể làm đau con đấy; nếu chúng ta đập mạnh vào kính, nó sẽ vỡ; có những thứ rất đặc biệt, vì thế, chúng ta không chạm vào, v.v..

Hậu quả
Trẻ bắt đầu hiểu được hậu quả đơn giản của các hành động nhưng trẻ sẽ không nhớ chúng hoặc hành động theo đúng như thế, nếu không có nhiều hỗ trợ và nhắc nhở. Đưa ra các “Hậu quả tích cực”, ví dụ như:  nếu con chia sẻ, mọi người sẽ thích chơi cùng con, hoặc mẹ rất hài lòng khi con lắng nghe chăm chú, v.v.. là cách rất hữu ích khi khích lệ hành vi mà bạn muốn thấy. Tuy nhiên, kì vọng việc những trẻ còn rất nhỏ cân nhắc cảm giác của người khác thường không thành công bởi cho đến khi lớn lên tầm 5 tuổi, phần lớn, khả năng đồng cảm ở trẻ còn hơi hạn chế. Bạn nên tránh quản lí hành vi bằng cách đưa ra  “hậu quả tiêu cực”.  Dùng “hậu quả tiêu cực” để “nhát” hay hù doạ sẽ nhanh chóng đưa bạn vào ngõ cụt, và về lâu về dài, sẽ không đem lại hiệu quả bền vững trong việc quản lí hành vi của con trẻ.  Tránh đưa ra các “dọa dẫm” bạn không thể làm theo hoặc không sẵn lòng làm theo bởi trẻ sẽ sớm nhận ra thông điệp – “những gì bạn nói không thực sự có nhiều trọng lực.  Mẹ/bố hù thế thôi chứ sẽ không phạt như thế đâu”! Nếu bạn thực sự cần phải sử dụng hậu quả tiêu cực, hãy dùng nó thật ngắn gọn và đơn giản. Ví dụ như: Một phút ngồi ở một nơi nào đó hoặc tịch thu đồ chơi một lúc.
Xin lưu ý, với trẻ rất nhỏ (30 tháng trở xuống), sau khi sử dụng biện pháp ‘hậu quả tiêu cực’, hãy nhanh chóng tiếp tục công việc / trò chơi / hoạt động bị giáng đoạn vui vẻ bình thường vì….ở lứa tuổi này, chỉ sau mấy phút con bạn có thể đã quên sạch việc “tày trời” gì mình đã gây ra!  Trẻ em cũng như người lớn, “nhai” lạ lỗi lầm của ai đó sẽ không mang lại lợi ích gì.

Lựa chọn
Một mẹo giúp con hành động theo cách mà bạn muốn:  cho con chọn lựa.  Trẻ nhỏ thường xuyên ‘kiểm tra ranh giới’ để xem chúng được quyền làm gì và làm gì sẽ bị ngăn cản.  Nói nộm na là “xem ta có quyền lực” gì với mọi người xung quanh.  Ví dụ, nếu bạn muốn con mặc đồ và con thì không sẵn lòng, hãy thử hỏi con thích mặc áo phông đỏ hay áo phông xanh? Hôm nay mặc quần ngắn hay quần dài nhỉ? Con muốn chia sẻ với bạn chiếc xe tải hay xe hơi? Hôm nay chúng ta sẽ ăn đậu hay cà rốt? Trẻ nhỏ thích cảm thấy rằng chúng đang làm chủ các quyết định của mình thay vì “làm theo” ý của nguời lớn.  Bằng cách đưa ra cho chúng các lựa chọn như những ví dụ trên,  trẻ nhỏ cảm thấy chúng được tự chủ, đồng thời bạn vẫn đạt được điều mà bạn muốn!

Khen ngợi tích cực và cách nói tích cực
Bằng cách sử dụng khen ngợi tích cực và cách nói tích cực, bạn có thể hướng con đến hành vi mà bạn muốn con thể hiện. “Khen ngợi tích cực”nghĩa là tìm ra điều tốt trong hành vi trẻ đang làm và giải thích với trẻ tại sao bạn thích hành vi đó, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu.
Ví dụ,
Mẹ thực sự rất vui khi con ngoan ngoãn ngồi trong xe đẩy siêu thị, để mẹ có thể mua đồ dễ dàng.
Thật tuyệt vì con nắm tay mẹ khi chúng ta đi bộ, như thế mẹ biết mẹ có thể giữ con an toàn.
Nếu bạn có hơn một đứa con, bạn có thể sử dụng cách khen ngợi tích cực để khuyến khích hành vi tốt giữa các con. Khi một trẻ làm điều gì tốt trong lúc trẻ khác đang cư xử không đúng đắn, hãy lờ đi hành vi ‘xấu’ và khen ngợi đứa trẻ đang làm tốt. Lời khen cần có ý nghĩa không chung chung và trung thực/có thực để có thể khích lệ đứa trẻ không ngoan suy nghĩ lại về hành động đó của mình. Thực sự trẻ con muốn làm hài lòng người lớn và muốn được yêu quý, trẻ sẽ chủ động tìm kiếm khen ngợi tích cực nếu chúng nghe thấy điều đó được đưa ra một cách chân thật. Vì thế, nếu một trẻ ăn ngoan, ngồi ngay ngắn, lắng nghe chỉ dẫn, v.v.. hãy chỉ ra điều đó và khen ngợi, đảm bảo là giải thích đơn giản điều làm bạn hài lòng về hành vi đó. Đứa trẻ mà đang cư xử không tốt sẽ muốn nhận được những lời khen như thế và sẽ thường bắt chước, làm theo hành vi tốt.  Khen tích cực là cách chúng ta hướng trẻ lập lại hành vi chúng ta mong muốn.  Thế nên, hãy tránh đưa ra các lời khen chung chung.  Lời khen không cụ thể sẽ không giúp trẻ nhận ra hành vi được khuyến khích lập lại là hành vi nào.  

Lựa chọn cuộc chiến của bạn
Không phải hành vi khộng mong muốn nào cũng cần phải ‘xử’! Hãy sử dụng ‘linh cảm’ của chính bạn để quyết định bạn có cần chỉ ra hoặc sửa từng lỗi nhỏ mà con mắc phải không hay đôi lần bạn có thể vui vẻ bỏ qua những điều gì đó (rõ ràng là không thể bỏ qua nếu hành vi của trẻ trở nên nguy hiểm với chính trẻ hoặc người khác). Đôi khi, sẽ tốt hơn nếu bạn làm sao nhãng (đánh lạc hướng) trẻ để tránh việc hành vi của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Đặt con vào một tình huống hay môi trường khác;  đưa cho con đồ chơi; đề nghị một hoạt động mới; nói chuyện với con về điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến hoàn cảnh mà bạn có thể thấy có ‘nguy cơ’ xảy ra… là vài gợi ý bạn có thể áp dụng để tách con ra khỏi hành vi đang tiến triển theo chiều xấu.  Bạn càng nên dùng phương pháp ‘đánh lạc hướng’ này nếu bạn nhận ra rằng con không hề ‘nghịch ngợm’ hay cố ý làm điều ‘xấu’ mà con chỉ là đang khám phá thế giới xung quanh mà thôi.
Cuối cùng khi uốn nắn hành vi của trẻ nhỏ, hãy nhất quán và công bằng cũng như khích lệ tất cả những ai liên quan đến sự dạy dỗ trẻ làm tương tự. Có thể sẽ rất rối rắm cho các con nếu như mẹ, bố, ông bà… có các ý tưởng khác biệt về những hành vi được chấp nhận. Nên để ý rằng ở trung tâm trông trẻ hay trường học, các nội quy và ranh giới thường sẽ chặt chẽ hơn ở nhà.   Xây dựng nội quy chặt chẽ ở nhà và có sự nhất quán cao giữa những người lớn sẽ là một chuẩn bị tốt giúp cho trẻ có thể quen nhanh với môi trường trường học sau này.  Trẻ luôn phản ứng tốt với các thói quen và sự nhất quán, do đó, khi trẻ còn nhỏ, hãy hạn chế thay đổi và các xáo trộn không cần thiết.  Ví dụ bạn cần phải ra ngoài làm việc gì đó và phải mang trẻ theo, cố gắng ra ngoài khi trẻ không mệt hay đói.  Tương tự, nếu bạn biết một hoàn cảnh chắc chắn sẽ dẫn đến một hành vi không mong đợi, cố gắng hết sức để tránh nó. Giai đoạn khi con bạn còn nhỏ và chưa “hiểu chuyện” này đương nhiên sẽ không kéo dài mãi mãi, vậy nên hãy cố gắng làm nó đơn giản nhất có thể cho chính bạn và cho con.

Cô Alice Fraser – Thành viên của Nhóm Cùng Nhau Chia Sẻ

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

KHI BỐ MẸ VÀ CÔ CÙNG TÍCH CỰC

Tôi là giáo viên Tiểu học, cũng đã đi dạy được vài năm. Ngày nào đi dạy cũng ‘có chuyện’, vui có, nhiều lúc buồn cũng có! Chuyện với học trò thì vô kể. Trẻ con mà, ti tỉ thứ trên đời, thế nên lúc nào tôi cũng ‘lắm chuyện’. Sau một thời gian đứng lớp, tôi hiểu rằng, là giáo viên, công việc của mình không chỉ gắn với học trò, mà còn thực sự liên kết chặt chẽ với phụ huynh. Chuyện là thế này.

Có một phu huynh lớp tôi rất lo lắng về tình hình học tập của con. Phụ huynh ấy thường tranh thủ đưa con đi học và kể với tôi về tình hình của con ở nhà. Nào là con mất tập trung, con bướng, con không cố gắng, con không nghe lời… Mỗi lần học với mẹ, mẹ không chịu được, mẹ mắng, thậm chí lấy thước gõ vào tay… chỉ được một lúc rồi lại đâu vào đấy, con vẫn thế. Nói tóm lại là mẹ không dạy con được. Khi con đi học đàn, học thêm ở một lớp khác, các cô giáo khác cũng than phiền như thế! Mẹ không biết phải làm như thế nào nữa.

Chị chia sẻ với tôi vài lần và thực sự tôi thấy được sự hoang mang của một người mẹ.
Tôi cũng khá bối rối bởi bạn nhỏ này ở trường thì hoàn toàn ngược lại. Bạn ấy rất cố gắng và hợp tác với cô, với bạn. Nhưng nếu tôi nói thế, chưa chắc chị phụ huynh ấy đã tin!

Tôi bắt đầu chia sẻ với chị nhiều hơn về con ở trường và về những cách mà tôi làm ở lớp.
Là nhìn vào sự cố gắng của con và sự nỗ lực mà con thể hiện.
Là dùng những từ ngữ tích cực để khuyến khích con. 
Là tránh chê, tránh phủ nhận những gì con đã làm. 
Tôi kể với chị về cách khen con, sau đó là những phần thưởng nhỏ nhỏ và những phản ứng của con. Thực sự là tôi đã rất kiên trì và cố gắng, chỉ mong phụ huynh ấy sẽ biết được và thử ít nhất một lần không mắng con mà sẽ khen con khi hai mẹ con học cùng nhau. Sau một học kì, trong buổi họp phụ huynh, chính chị đã gặp tôi và nói rằng cách của cô có tác dụng. Chị đã bắt đầu nói với con ‘Con trai của mẹ giỏi quá!’hay khi con làm toán bị nhầm, ít nhất chị không còn mắng con nữa và bảo con thử lại… Cậu học trò cũng đã có lần kể với tôi là hôm qua con được mẹ khen và mẹ thưởng…

Tôi nghe chị phụ huynh và cậu học trò kể mà mừng quá, vì những chia sẻ của mình đã được một người lớn thử. Điều làm tôi thực sự vui là chị đã thay đổi và nhìn thấy tác dụng của việc cư xử tích cực với con. 

Tất nhiên, về cách tương tác với trẻ, không chỉ chị phụ huynh ấy, mà tôi, còn phải học rất nhiều. Làm thế nào để khen con, khuyến khích con, học cùng con, chơi cùng con… một cách hiệu quả, tôi chưa dám chắc là mình biết rõ và chưa dám khẳng định với phụ huynh là cách của mình đúng. Thế nhưng, rõ ràng, khi phụ huynh và cô giáo trao đổi với nhau, hơp tác với nhau để cùng dạy con, tôi tin chắc rằng điều đó sẽ có tác dụng. Và những gì người lớn làm, cuối cùng cũng sẽ là ở con trẻ mà nhỉ!

 TH – Thành viên Cộng đồng Cùng Nhau Chia Sẻ - Together We Share

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Discipline and learning – how as parents can we best encourage good behavior and a good attitude to learning in our younger children


Expectations
Firstly you need to ensure that your expectations of your child’s behavior are realistic and age appropriate.  With very young children this is particularly important as their attention spans are short and their ability to retain and recall information is limited. A young child is not by nature necessarily rational or empathetic. They do not have the capacity to understand the effect their behavior has on others.  Over long explanations of what you deem appropriate and why you think your child should or shouldn’t do something will be confusing and counterproductive.

Establishing rules
Very young children will not adhere to rules as they will not be able to keep track of a set of rules and remember to apply those rules in the appropriate situation.  They will however remember simple rules if phrased as instructions.  They also respond well to being offered a very simple reason for why they should or should not do something.  Try to include this in your communications about behavior.  For example; the oven is hot, it can hurt you; if we bang the glass it will break; some things are very special so we don’t touch them etc. 

Consequences
Children will begin to understand simple consequences of their actions but they will not necessarily remember them or act in accordance with them, without a lot of support and reminders. Positive consequences, such as if you share people will want to play with you, or I like it so much when you listen nicely etc. can be very useful when encouraging behavior that you wish to see. However, expecting very young children to consider the feelings of others is often unsuccessful as up until around 5 years of age children do not really have the capacity to empathize. If you can avoid negative consequences so much the better as threatening children can very quickly become a downward spiral. Avoid making threats that you cannot follow through or are unwilling to follow through as your child will soon get the message that your words don’t carry much weight. If you do need to use negative consequences keep it short and simple. A minute to sit in a certain spot or the confiscating of a toy for a set period. Be sure to move on after the consequence has been dealt with and remember that your child has probably already forgotten whatever it was they did to cause the consequence, in the first place.

Choices
Offering your child a choice when encouraging them to act in a way that you would like, can be very beneficial.  Young children are just testing the boundaries and seeing how much power they can exert.  If you want your child to get dressed, for example and they are not willing, try saying would you like the red t-shirt or the green t-shirt? Long pants or shorts today?  Would you like to share the truck or the car with your friend? Shall we eat peas or carrots today? Young children like to feel that they are in control and offering them choices helps to achieve this while you still get the result you wanted.

Positive praise and Positive phrasing
By using positive praise and positive phrasing you can guide your child towards the behavior you would like to see them exhibit.  Positive praise means finding something good that they are doing and telling them in a meaningful way why you like that behavior.  For example, I really appreciate you sitting in the shopping trolley so well because I can get all the shopping done easily. It’s great when you hold my hand when we walk because I know I can keep you sage.  If you have more than one child you can use positive praise to encourage good behavior among your siblings. When one child is doing something really well at the same time as your other child is perhaps misbehaving, ignore the ‘bad’ behavior and praise the child who is doing well.  This praise needs to be meaningful and honest in order for it to encourage the misbehaving child to re think their actions.  Inherently children want to please and be loved, they will actively seek positive praise if they hear it being offered in a genuine capacity. So if one child is eating well, sitting calmly, listening to instructions, being kind etc. then point it out and praise them for it, being sure to explain in simple terms what it is you are happy about with their behavior.  The child who is not acting so well will want to receive this same praise and will often imitate the good behavior.

Choosing your battles
Not every piece of undesirable attention may need to be addressed. Use your common sense to help you to decide if you need to point out or correct every tiny thing your child does or if there are times that you can happily ignore certain things (obviously not if a child’s behavior is becoming dangerous to him or herself or other). Sometimes it is better to simply distract your child in order to avoid their behavior escalating.  Move them in to another situation or environment, offer them a toy or activity, talk to them about something totally unrelated to the situation you can see about to occur. Also remember that some behavior is not ‘naughty’ or ‘bad’ it is simply the behavior of a young child exploring their world and testing their own abilities.

Finally when considering discipline with a young child, be consistent and fair and encourage all those involved in your child’s upbringing to do the same.  It can be very confusing for children if mom, dad, grandparents etc. have different ideas about what is acceptable behavior.  It is also worth considering that at daycare and school the rules and boundaries will be more rigid and it is a good idea to begin to prepare your child so that they are able to function in this more formal setting. Children respond well to routine and consistency so try not to put them in situations where their ability to control their behavior will be tested, keep things as predictable as possible in order to keep young children calm and settled. Try to run your errands when children are not tired or hungry, similarly if you know a certain situation will lead to unwelcome behavior try your best to avoid it.  This period of time when your child is small and just working things out will not last forever, try to make it as easy on yourself and your child as possible.

         Cô Alice Fraser – Thành viên của Nhóm Cùng Nhau Chia Sẻ